THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 32

"Ngự trị ở trên cõi cao xa,
Sinh ra từ không trung xanh thẳm,
Sinh ra từ quốc độ của các thiên thần.
Quốc độ đó là cha,
Cha của luật không phải là ai khác".

Tôi vừa dịch tạm một câu thơ. Chữ "quốc độ" là dịch tạm chữ "Olympe", nơi
ở của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, hình như luật
ở cổ Hy Lạp được làm bằng thơ để dễ nhớ, dễ đọc, thú vị!
Sau các thi hào là các triết gia. Tôi chỉ nhắc ở đây hai tên lừng lẫy thôi. Một
là Platon (khoảng 427-347 trước TL). Trước hết, Platon bút chiến với phái
ngụy biện đã để lại ảnh hưởng lớn. Phái này có một cái nhìn bi quan về luật.
Họ chủ trương: "chẳng có cái gì là tự nó đúng đắn, công bằng"; "công lý chỉ
là quyền lợi của kẻ mạnh"; "người cầm quyền nào cũng làm luật vì lợi ích
của họ"; hoặc: "luật là do người yếu và số đông làm ra vì quyền lợi của họ để
ngăn kẻ mạnh khỏi thắng".
Chính để chống lại quan niệm bi quan đó mà Platon đã viết La République
(Nước Cộng Hòa) và Les Lois (Luật) giữa 366 và 347. Tôi không đi sâu vào
chi tiết. Chỉ nói rằng đối với Platon, luật quan trọng lắm. Luật là nền tảng của
Nhà nước, nhờ đó mà có trật tự. Không có luật thì Nhà nước tiêu diệt.
Trở về lại với vấn đề nguồn gốc, Platon hỏi: "thần linh hay người là nguồn
gốc của luật?" Trả lời: Luật đến từ thần linh, hay ít nhất là đến từ sự thông
minh xuất chúng của một Người Làm Luật. Luật của xứ Crète là hoàn hảo
bởi vì tác giả là các thần linh. Dân Crète cho rằng luật của họ đến từ Zeus.
Dân Sparte (luật cũng rất xuất sắc) cho rằng luật của họ đến từ Apollon.
Apollon là thần của Vẻ Ðẹp, của Ánh Sáng, của Nghệ Thuật. Như vậy,
Platon cũng chủ trương quan niệm nguồn gốc thần linh của luật như Homère.
Tuy nhiên, lại phải nói rõ lần nữa: với Do Thái, luật được Thượng Ðế ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.