THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 33

cho, trao cho Moïse; với Homère, luật được thần linh hóa. Platon đề ra một
kẻ trung gian trong việc làm luật: giữa Zeus và người có "Người Làm Luật"
siêu nhân (Minos, con của Zeus, hoặc Lycurgue). Thần linh gợi hứng, siêu
nhân làm luật cho người. Người làm luật có hai nhiệm vụ: dạy cho người
hiểu biết hiền triết (sagesse) và tổ chức cách cai trị Nhà nước. Một nhiệm vụ
có tính luân lý. Một nhiệm vụ có tính cách chính trị. Hiểu biết được mối
tương quan thắm thiết giữa luật - luân lý - chính trị như vậy, duy chỉ có triết
gia mà thôi. Do đó, triết gia là người làm luật. Và cũng là người cai trị. Luật
như vậy là kết tinh của thông minh và lý trí. Nó phát biểu cái gì tốt đẹp nhất
nơi con người.
Sau Platon là Aristote (vào khoảng giữa thế kỷ 4 trước TL). Aristote để lại
cho hậu thế một quan niệm về công bằng (Justice) cho đến nay vẫn còn giá
trị. Công bằng được quan niệm như một đức tính của luân lý cần thiết của
con người, bởi vì tạo điều kiện cho hạnh phúc của con người. Công bằng bảo
đảm cho bình đẳng. Nhưng cái công bằng - bình đẳng đó không phải lúc nào
cũng ràng buộc luật. Nghĩa là tính hợp pháp không phải lúc nào cũng trùng
hợp với tính công bằng. Có nhiều khi luật cần phải không công bằng. Có
nhiều khi luật cần phải không bình đẳng. Bởi vì luật còn cần phải duy trì trật
tự. Dù sao đi nữa, bởi vì luật do người làm ra, cho nên luật không khỏi
khuyết điểm. Do đó, luật cần sửa đổi để hoàn hảo.
Trở về lại với câu hỏi: luật do đâu mà ra? Có một vấn đề quan trọng được
nêu lên và bàn cãi trong suốt thời cổ Hy Lạp, nơi mọi tác giả: vấn đề luật
không viết (luật bất thành văn) đối chọi với luật viết (luật thành văn). Luật
không viết là luật của thiên thần, luật đã có như vậy và sẽ còn có như vậy
mãi mãi. Aristote, cũng như Platon, phát triển ý đó, sự phân biệt đó giữa hai
thứ luật. Một luật cao hơn, hoặc đến từ thiên thần hoặc đến từ tự nhiên, nằm
sẵn trong ý thức của mỗi người, chẳng cần phải viết nơi đâu cả, mà cũng
chẳng bao giờ mất. Một thứ luật khác của con người, thay đổi tùy theo hoàn
cảnh xã hội, thời gian, nơi chốn. Với Aristote, luật của thần được hiểu là luật
tự nhiên.

III. LUẬT TRONG KI-TÔ GIÁO

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.