THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 41

Một người du lịch từ rất xa về, mang về theo một vật quý, hiếm chưa hề biết:
một tấm gương. Nhìn vào gương, anh tưởng như thấy cha mình. Thương cha
quá, anh trân trọng cất gương vào một hòm quý, để trên lầu kín. Thỉnh
thoảng anh lên lầu, mở hòm ra, thăm cha. Thăm xong thì nhớ, mặt buồn rười
rượi. Bà vợ lấy làm lạ, quái, sao chồng mình cứ mỗi lần lên lầu, đi xuống là
mặt mày ủ dột như vậy. Bèn rình xem. Thấy chồng mở hòm, cúi mặt xuống
nhìn lâu. Bà vợ chờ khi chồng đi vắng, lên lầu, mở hòm, cúi mặt nhìn xuống
và nổi tam bành lục tặc. Một người đàn bà. À ra thế! Ði xa, mang về một
người đàn bà! Rồi tương tư, rồi buồn rười rượi! Tất nhiên là vợ chồng cãi lộn
nhau, gây gỗ nhau. Vợ thì ghen, chồng thì không hiểu tại sao vợ ghen, đó là
cha mình, làm sao vợ ghen được!
Gây gổ nhau như vậy, thì may quá, bỗng có một sư cô tình cờ ghé qua nhà
chơi. Sư cô bảo: Thôi được, thôi được, để tôi phân xử. Sư cô bèn lên lầu, hồi
lâu, rồi sư cô xuống lầu, mặt mày nghiêm nghị, phán xử: "Trong hòm không
có một người đàn ông nào, cũng chẳng có một người đàn bà nào, chỉ có một
sư cô thôi!".
Thật sự, Phật chẳng bao giờ xử, theo cái nghĩa xử của một phiên tòa, với ông
quan tòa. Trong giới luật, có cử tội, có xét tội, có xả tội. Nhưng đó không
phải là hình ảnh của một phán quyết, một mệnh lệnh. Và trong giới luật, sám
hối mang một ý nghĩa vô cùng cao quý, bởi vì vô cùng giải thoát. Xét đến tận
cùng, chính ta làm tội cho ta, chính ta giải thoát cho ta. Luật trong Phật giáo
là giới và giới là sự tương quan giữa ta với ta, là thân của ta, miệng của ta, ý
của ta, không có ai khác bên ngoài của ta, bên trên của ta.
Tôi muốn nhấn mạnh trên bản chất của hai hình ảnh luật khác nhau: luật phát
xuất từ mệnh lệnh (luật - mệnh lệnh) và luật phát xuất từ kinh nghiệm; luật
đến từ bên ngoài, luật đến từ bên trong. Tôi cũng đưa ra hai hình ảnh của
tranh tụng: ông quan tòa và người trọng tài. Luật - mệnh lệnh đi đôi với hình
ảnh ông quan tòa. Luật - kinh nghiệm đi đôi với hình ảnh trọng tài. Quan
niệm luật của Tây phương hiện nay, trừ lĩnh vực hình luật, có khuynh hướng
làm nhẹ bớt tính cách mệnh lệnh và đặt nặng hơn trên sự đồng thuận của ý
muốn đôi bên trong một tranh chấp. Bởi vậy, càng ngày người ta càng thấy
sự cần thiết của việc du nhập những hình thức mới để giải quyết tranh chấp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.