xấu, đâu là sự công bằng, đâu là bất công, đâu là thẳng, đâu là cong, triết học
Hy Lạp nắm bắt được một tiêu chuẩn có vẻ khách quan, có tính giải thích rốt
ráo: thiên nhiên. Luật tự nhiên nảy nở từ đây. Tiêu chuẩn thiên nhiên cho
phép triết học Hy Lạp đánh giá lại những nguyên tắc đã được chấp nhận, để
củng cố hoặc bác bỏ. Ví dụ: chế độ nô lệ được xem như là tự nhiên, nhưng
chính Aristote là một trong những người đầu tiên xét lại chế độ đó, cho rằng
vài hình thức của chế độ nô lệ có tính bất công vì trái với thiên nhiên.
Ki tô giáo ra đời làm đảo lộn cách nhìn. Hai văn minh gặp nhau trên đất La
Mã: văn minh Do Thái dựa trên lòng tin; văn minh Hy Lạp dựa trên lý trí.
Dân Do Thái theo đạo mới chỉ là một số nhỏ thôi, vậy mà kẻ thắng là kẻ nhỏ,
kẻ thắng là lòng tin. Tất nhiên, những triết gia Ki Tô đầu tiên cũng vận dụng
rất nhiều lý lẽ, nhưng đó là những lý lẽ để biện minh cho lòng tin, cho sự
vâng lời Thượng đế, cho sự tuân phục mệnh lệnh của Thượng đế. Sau đó, họ
lại vận dụng rất nhiều lý lẽ để chống lại những quan điểm nội bộ bị kết án là
trái với chính thống, là tà thuyết. Từ đó, văn minh Ki tô giáo toàn thắng ở Âu
châu.
Nhưng lý trí thức dậy. Trung cổ chợt khám phá ra lại Aristote bị lãng quên.
Triết gia và thần học gia Ki tô giáo bắt đầu xét lại những giáo điều thần
thánh. Khi đó một thiên tài xuất hiện: Saint Thomas. Xuất hiện để dung hòa
lòng tin và lý trí, lòng tin đã ngự trị và lý trí đang khiêu chiến, với mục đích
bảo vệ, củng cố gia tài, biện minh cho sự thần khải. Saint Thomas nói: Tất cả
những gì mà lý trí con người khám phá được chỉ là chứng minh những lời
dạy của Thượng đế, bởi vì lý trí của con người là ánh lửa của trí tuệ của
Thượng đế. Lòng tin và lý trí không chống nhau; ngược lại, lòng tin giúp lý
trí hiểu rõ hơn. Vì vậy đừng sợ mở mang lý trí. hãy để lý trí đi đến tận cùng
con đường của sự hiểu biết, đến lúc nào nó không đi được nữa thì nó gặp
lòng tin. Ðặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức, cứ để cho lý trí sục sạo tìm kiếm
nền tảng của cái tốt, của cái xấu. Chủ trương như vậy nên Saint Thomas gặp
lại tư tưởng cổ Hy Lạp, gặp lại Aristote, gặp lại khái niệm thiên nhiên. Bây
giờ, khi Tây phương nói quan niệm "cổ điển" về luật tự nhiên, thì đó chính là
quan niệm của Aristote được Saint Thomas phục hồi.
Có lý trước thời đại, Saint Thomas bị Nhà thờ kết án là tà thuyết (1277), sau