THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 51

con người xa mất bản tính đó. Bởi vậy, giá trị của con người không nằm nơi
ý thức về con người mà nó đang có bằng nằm nơi ý thức về con người mà nó
đã bị mất rồi.
Làm sao giải quyết cái lỗ hổng, cái khoảng cách giữa con người với bản tính
bị mất? Chẳng có cách nào khác ngoài ân huệ và mặc khải của Chúa. Con
người không thể vươn đến điều "thiện" được nữa bằng tri thức mà thôi (như
Platon nói), mà bằng lòng tin, bằng mặc khải. Từ đây, cái siêu nhiên bổ sung
cho cái thiên nhiên. Trên thiên nhiên còn có siêu nhiên, còn có Thượng đế
sáng tạo vũ trụ, ban ân sủng cho người bằng lý trí của Thượng đế.
Phần sáng tạo của St. Thomas chính là đã xây dựng một lý thuyết dựa trên lý
trí. Chính nhờ lý trí mà con người hiểu được Thượng đế. Làm sao hiểu được?
Con người, tương đối, làm sao hiểu được Thượng đế, tuyệt đối? Trong triết
học Hy Lạp, Platon chẳng hạn cắt nghĩa rằng con người không thể hiểu tuyệt
đối, bởi vì giác quan của con người không toàn hảo, bị hạn chế. St. Thomas,
ngược lại, cho rằng con người có thể hiểu được, mặc dầu đã đánh mất bản
tính của mình vì tội tổ tông. Ông lý luận: mặc dầu vậy, nhờ bẩm sinh có lý
trí, con người vẫn giữ được trong tâm linh khả năng cảm nhận phương hướng
của lý trí Thượng đế. Nhờ lý trí, con người với tới được sự cảm thông với
Thượng đế, và do đó nhận ra được sự hiện hữu của Thượng đế. Trong bản
chất, con người vốn là một trí tuệ chưa được vẹn toàn, nhưng, nhờ mặc khải
và ân huệ, được hướng đến, hướng về, hướng bởi lý trí của Thượng đế.
Như vậy, trên tột đỉnh của cái kiến trúc lý trí thì có lý trí của Thượng đế mà
con người chỉ cảm nhận được phương hướng; dưới đó mới đến lý trí của con
người. Nguyên tắc tối thượng là Thượng đế mặc khải; con người và sự vật ở
trần gian này là do Thượng đế tạo ra bằng lý trí của mình; tất cả việc mà con
người có thể làm là vươn tới và tuân phục lý trí đó.
Nhưng St. Thomas được xem như đã đưa vào lý thuyết của mình một khuynh
hướng tự do. Lý thuyết của ông được xem như là điểm gặp gỡ giữa lý trí của
Thượng đế với sự tự do mà con người có nhờ lý trí. Con người là tự do, bởi
vì nó không phải là một với cái Tuyệt đối. Nó là ý muốn và hành động. Nó
muốn và nó hành động bằng lý trí của nó. Nó biểu lộ khả năng lý trí của nó
qua tri thức về hành động, hành động hợp với lý trí. Nhưng lý thuyết của St.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.