THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 55

của mình. Từ thiên nhiên do Thượng đế ban cho, người ta bước qua thiên
nhiên bị chế ngự; từ thiên nhiên thực sự qua thiên nhiên mong muốn. Từ đó
phát sinh ra quan niệm cá nhân chủ nghĩa về luật. Cá nhân bây giờ trở thành
cứu cánh; bây giờ ý muốn cá nhân trở thành yếu tố căn bản của luật, không
có ai ngoài cá nhân tìm thấy đâu là "công bằng, đúng đắn", bỡi vì chỉ có cá
nhân là muốn và biết cái gì phù hợp với lợi ích của mình. Sự độc lập của ý
chí cá nhân là linh hồn của cả hệ thống pháp lý. Công cụ chính, công cụ lý
tưởng để thực hiện luật là hợp đồng, "cái gì là hợp đồng thì cái ấy nói lên
công bằng, đúng đắn" (qui est contractuel, dit juste).
Trong triết lý luật, xuất hiện "trường phái thiên nhiên và luật quốc tế", một
bước ngoặt của tư tưởng về luật tự nhiên. Tôi chỉ nói ở đây lý thuyết gia
được xem như sáng lập trường phái này: Grotius.
Grotius định nghĩa luật như là khả năng có hoặc khả năng làm một việc gì
phát xuất từ quyền mà ta có trên ta (ngày nay ta nói giản dị hơn: từ tự do), từ
quyền mà ta có trên người khác, hoặc từ quyền mà ta có trên sự vật. Thế là cả
một cách mạng tư tưởng về luật, vì luật được quan niệm như là một phương
tiện của người - người có lý trí - để tổ chức xã hội và để chế ngự thiên nhiên,
bắt thiên nhiên phục vụ mình. Do ở ý chí tự do của người mà ra, luật đặt căn
bản trên nguyên tắc "pacta sunt servanda" (tôn trọng lời cam kết), từ đây trở
thành nguyên tắc của sinh hoạt pháp lý, xã hội, quốc gia và quốc tế.
Grotius là người Hà Lan, theo Tân giáo (Tin Lành). Âu châu thời đó vẫn theo
Ki-tô giáo, nhưng chiến tranh xâu xé giữa Ki Tô và Tin Lành khiến một luật
quốc tế càng trở nên cần thiết ngoài nhu cầu giải quyết những tranh chấp
thương mại. Năm 1604, nhân tranh chấp, đụng độ giữa Hà Lan và Bồ Ðào
Nha trong việc giao thương bằng đường biển với Ấn Ðộ - Bồ Ðào Nha muốn
giữ độc quyền giao thương bằng hàng hải - Grotius viết tác phẩm đầu tiên
của ông trong đó có một chương nói về tự do hàng hải. Quyền giao thương
bằng đường biển, theo ông, là một quyền thiên nhiên và quyền thiên nhiên là
mẹ của tất cả mọi quyền khác. Quyền đó có, dù cho Thượng đế không có,
hay dù cho Thượng đế chẳng quan tâm gì đến việc của trần thế.
Như vậy là Grotius thế tục hóa khái niệm quyền thiên nhiên, và thiên nhiên ở
đây là bản tính của con người. Bản tính đó là gì? Grotius trả lời: là bản năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.