THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 56

sống thành xã hội, là sống theo bản năng đó, trong một xã hội hòa bình, có tổ
chức. Sau đó, cái gì giúp con người hoàn thiện bản tính của mình và hoàn
thiện xã hội? Grotius trả lời: đó là lý trí. Bởi vậy, cái gì trái với lý trí là trái
với luật tự nhiên. Grotius nói rõ: lý trí nói ở đây là lý trí của con người, và
chỉ của con người mà thôi. Trong một đoạn văn nổi tiếng của tác phẩm nổi
tiếng "Luật chiến tranh và hòa bình" ông viết: Dù có Thượng đế hay không
có Thượng đế, dù Thượng đế có để ý đến con người hay không, luật tự nhiên
cũng được xây căn bản trên lý trí của con người và lý trí của con người mà
thôi. Chẳng thấy bóng dáng gì nữa của lý trí Thượng đế; chẳng thấy đâu nữa
quả quyết của St. Thomas theo đó luật tự nhiên góp phần vào luật vĩnh cữu.
Lý trí của con người trở thành nguồn gốc tận cùng của luật tự nhiên. Còn cái
giáo lý cho rằng những nguyên tắc của luật tự nhiên được Thượng đế ghi vào
lý trí của con người, thì tùy bạn muốn tin thì tin, bạn không muốn tin cũng
chẳng có gì quan trọng nữa hết. Với Grotius, chủ nghĩa duy lý tuyệt đối được
tạo dựng. Như một lát dao, Grotius chặt đứt sợi dây nối kết luật với thần học
Ki Tô (catholique), luật với triết lý đạo đức của thần học đó. Lập tức, tất cả
tín đồ theo Tân giáo, tất cả những ai chống lại quan niệm phong kiến về luật,
quốc nội cũng như quốc tế, đều tán thành ông. Luật tự nhiên bắt nguồn từ lý
trí con người như vậy, ông viết, là bất biến, bất biến đến nỗi Thượng đế cũng
chẳng thay đổi được.
Nhìn vào bản tính của con người bằng lý trí như vậy, Grotius rút ra được
những nguyên tắc gì của luật - quốc tế và quốc nội? Ba nguyên tắc: Không
được lấy tài sản của người khác; giữ lời cam kết, bồi thường thiệt hại gây ra
cho người khác vì lỗi của mình. Tức là: quyền tư hữu, sự tôn trọng hợp đồng,
trách nhiệm vì lỗi.

Kết luận gì về luật tự nhiên?
1. Ở thế kỷ 13, St. Thomas dùng thiên tài của ông để chứng minh rằng triết
học có trước văn minh Thiên chúa - triết học của cổ Hy Lạp, triết học dựa
trên lý trí - là phù hợp rất nhiều với luật của Thượng đế. Bắt đầu từ thời Phục
Hưng, tư tưởng về luật đi theo đà hấp dẫn của lý trí, bỏ lại đằng sau lý thuyết
Thượng đế gốc nguồn mà mười mấy thế kỷ đã in sâu vào đầu óc. Grotius, rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.