Aristote định nghĩa con người là "con vật chính trị". Ngược lại, dân tộc Do
Thái không phải là một Nhà nước. Ðó là một diaspora tập hợp của nhiều cá
nhân "lang thang" khắp mọi nơi. Ðó không phải là một Nhà nước, mà là một
dân tộc. Tín đồ Ki-tô cũng rải rác khắp nơi như vậy.
Ngay từ đầu, những người không vào đạo Ki-tô (paiens) đã chỉ trích cái thế
lực làm tan rã cộng đồng mà họ nhìn thấy nơi đạo Do Thái – Ki-tô giáo
(judéo-christianisme). Với Thánh kinh, một phần lớn trong mỗi cá nhân
không còn chịu lệ thuộc vào quốc gia nữa. Nước chính của họ là nước Chúa.
Saint Augustin nói rõ điều đó trong tác phẩm Cité de Dieu (Nước của Chúa).
Mỗi tín đồ Ki-tô chỉ lệ thuộc đế quốc La Mã một cách bất trắc, bất định, bởi
họ cảm thấy họ liên quan chặt chẽ hơn với nước của Chúa.
Saint Thomas cũng nói như vậy, tuy từ tốn hơn. Trong đời sống tâm linh, tín
đồ Ki-tô không còn là một bộ phận của cộng đồng chính trị nữa, mà là một
toàn thể, một vô tận, tự nó mang sẵn giá trị của nó. Mỗi tín đồ là một cứu
cánh, cao hơn những cứu cánh có tính cách thế tục của chính trị; con người
nơi mỗi tín đồ vượt lên trên Nhà nước. Saint Thomas muốn làm tổng hợp
giữa Thánh kinh với tư tưởng cổ điển (Hy Lạp) nên thừa nhận rằng, đứng về
mặt đời, mỗi công dân vẫn là một bộ phận của đoàn thể chính trị. Nhưng đây
là St. Thomas. Các tác giả Ki-tô không có cái nhìn rộng lớn như thế, cứ nhắm
nước Chúa mà nhìn, quên mất quốc gia, đoàn thể trên mặt đất. Trong hình
ảnh nước Chúa như vậy, cá nhân có tự do và tự do được quan niệm như một
đòi hỏi của đời sống của mỗi tín đồ [1]. Nhiều tác giả Ki-tô còn nhấn mạnh
rằng tự do nguyên thủy của cá nhân là vô tận. Sự phân biệt cái này của tôi và
cái kia của anh chỉ là tác phẩm trần gian của quyền lực chính trị, nghĩa là của
Nhà nước [2].
Nói tóm lại, triết lý Ki-tô giáo đào sâu sự cách biệt với tư tưởng Aristote về
con người: một bên là yếu tố của một tổng thể, một bên là thoát ra tổng thể.
Mỗi con người là độc lập, tự chủ. Sau này, bắt đầu từ thế kỷ 16, đề tài "bản
tính tự nhiên của con người" được ưa chuộng lắm, và đó là bản tính tự nhiên
của con người tách biệt ra khỏi đoàn thể, không còn là con người tự nhiên
sống trong cộng đồng, tự nhiên có tính chính trị. Không phải bỗng nhiên mà