dựa trên sự tin tưởng rằng quyền lực phải đi đôi với đạo đức. Trích Khổng
Tử, Mạnh Tử... ra thì nhiều lắm về điểm này, bởi vì trong 25 thế kỷ, văn hóa
Trung Hoa chỉ nhắc lui nhắc tới lời nhắn nhủ này thôi. Ðại khái là: một chính
thể hữu hiệu là một chính thể đạo đức; vua cai trị với đạo đức là hợp thiên
mệnh, vua cai trị với bạo lực là trái. Vua như vậy thì quan cũng như vậy.
Tóm lại, căn bản của quyền lực, theo Khổng, là đạo đức, là đạo đức cai trị, và
mộng mị của Khổng chính là cho rằng có thể cai trị bằng đạo đức mà không
cần luật. Trong triết lý, khuynh hướng đó mang tên là nhân trị chủ nghĩa. Cai
trị bằng người.
Câu trả lời thứ hai về câu hỏi nêu lên ban nảy có tính cách bi quan: bản tính
con người là ác. Ðây là chủ trương của Tuân Tử, cũng là môn đồ của đức
Khổng (thế kỷ 3 trước TL). Tuân Tử chứng kiến sức mạnh đang dâng lên của
Tần Thủy Hoàng. Lạ thật, kẻ thôn tính thiên hạ không phải là một thiên tử
đạo đức, mà là một bạo chúa cai trị bằng bạo lực và mưu mô. Lạ nữa, thiên
hạ thôn tính rồi, đao binh chấm dứt, hòa bình vãn hồi, chính hòa bình tạo nên
những điều kiện thuận lợi cho sự trù phú vật chất và cho sự mở mang đạo
đức và trí thức của dân gian.
Ấy thế thì, Tuân Tử kết luận, đạo đức không phải bẩm sinh. Con người bản
chất là tham lam, nhưng vì sống trong xã hội, tham lam gì cũng phải để ý đến
cái ước muốn của người khác. Các thiên tử trong lịch sử (Nghiêu Thuấn là
những hiền nhân) đã chế ra lễ, luật để chấm dứt lộn xộn và tranh chấp, để
người người có thể sống trong ổn định. Ðạo đức là cốt để làm thuần con
người, nhưng đạo đức không quan trọng bằng luật.
Hai người học trò của Tuân Tử đã khai triển triệt để lý thuyết của thầy.
Người thứ nhất là Hàn Phi Tử, triết gia, lý thuyết gia. Ông để lại quyển sách,
nền tảng của lý thuyết "pháp trị chủ nghĩa". Người thứ hai là Lý Tư, chính trị
gia, áp dụng lý thuyết, sau khi đã trừ khử tánh mạng của bạn đồng môn và trở
thành tể tướng của Tần Thủy Hoàng.
Pháp trị chủ nghĩa lấy lập trường đối chọi thẳng thừng với nhân trị chủ nghĩa.
Bên kia mộng mị thì bên này thực tế. Bởi vì bản tính con người là ác, đừng
hòng dạy dỗ nó trở thành thiện. Muốn duy trì hòa bình xã hội, chỉ có cách bắt