tao loạn vợ chồng con cái lang thang đi sát vào nhau trên sông Máng để
cho gió khỏi thổi bay đi; những ngày hồi cư thức khuya dậy sớm, vợ chồng
heo hút với nhau, chồng có khi cáu bẳn, chơi bời hư hỏng, nhưng vợ thì cứ
chịu đựng, cứ thui thủi ở nhà dạy con và lo lắng miếng ăn giấc ngủ cho
chồng từng li từng tí.
Thôi, thế là hết. Bây giờ thì còn ước mơ gì nữa, bây giờ thì còn đợi chờ gì
nữa, bây giờ thì còn cầu xin gì nữa? Vợ chồng lấy nhau từ lúc còn hàn vi,
đến lúc chết tưởng là được vuốt mắt cho nhau, ai ngờ đâu lại vô duyên đến
thế. Đã buồn như vậy, lại còn rầu vì nỗi cùng lúc hay tin vợ mất thì lại được
biết là con nhớ bố mấy năm nay thăm dò mà không làm sao nhờ được én
nhạn trao tin, cháu nhớ ông chỉ cầu nguyện nhận được một chữ của ông gửi
về để cho ngui ngoai thương nhớ nhưng chiến tranh tàn ác đã cắt hết cả
đường dây liên lạc. Thương nhớ não lòng não ruột, nhưng biết làm sao hở
Khoái, hở Lăng? Mà cháu Khanh, có phải sau khi ở Trung Quốc trở về,
cháu đã có gia đình rồi phải không?
Nhớ lúc ra đi, đứa cháu ấy mới có bảy tám tuổi, theo bà ra bến nước tiễn
đưa ông, nào đã biết chi là buồn. Mười tám, mười chín năm rồi… Bây giờ,
ở miền Nam, người li hương nhở đến vợ, nhớ đến con, đến chảu làm thế
nào mà quên được những buổi tối tháng mười ở Bắc có gió bấc thổi lành
lạnh, có mưa rơi rầu rầu, ai đi đâu, ai làm gì cũng cố phiên phiến để về cho
sớm quây quần với nhau chung quanh cải bàn ăn, dưới một ngọn đèn hồng
ấm áp?
Lúc ấy, trời bắt đầu rét, gió bấc bắt đầu thổi, người ta chưa quen với khí
hậu nên cứ chiều đến, lúc lên đèn ăn cơm thì gia đình sum họp đầy đủ,
người lớn trẻ con, mỗi người có vài ba câu chuyện nói với nhau, hưởng cái
thú vui ích kỉ là sống đầm ấm trong khi ở bên ngoài có những người hối hả
bước mau dưới trời mưa để về nhà. Khói từ nồi cơm và các thức ăn toả ra
trong gian phòng nhỏ ở cầu thang đi xuống làm cho lòng người ấm thêm
lên và cơm ăn cũng ngon hơn lên một chút.