Nhưng tháng này đâu đã có hoa đào? Mận mới bắt đầu nảy lộc xinh xinh
màu hoa lí, trà chửa ra hoa mà mộc thì cũng chưa hé nụ, nhưng hoa chẩu,
sang đến giữa tháng mười sao ở đâu ra không biết mà nở nhiều đến thế!
Nhớ lại lúc còn kháng chiến, vai mang một cái ba lô, tay chống một cái gậy
tre, lê gót trên con đường Chi Nê đi Đầm Dạ thẳng hướng lên Lạc Thuỷ,
Châu Sơn dưới mưa phùn gió lạnh, phải nói có cả chục cây số đường đất
trắng tươi hoa chẩu. Hoa chẩu rơi xuống kín cả đầu, cả vai người cán bộ,
kín cả cỏ hai bên vệ đường, kín luôn cả đồi cây, vách đá ở chung quanh. Xa
xa, bỗng nổi lên tiếng xi xô của mấy đồng bào Thổ đi làm việc buổi chiều
về, hát lên những câu hát mình nghe không hiểu, nhưng biết là nói lên nỗi
uất hận của những người căm thù đế quốc làm cho con lìa cha, vọ lìa
chồng, anh lìa em, mẹ lìa con, tình nhân lìa tình nhân vì chiến tranh.
Ngày tháng mười tàn vội vã, mặt trời vừa lặn thì bóng tối dãi ra khắp đồi
núi lúc nào không biết. Chính vào lúc đó, đứng trên một trái đồi mà lắng
nghe hơi thở của trời, ta thấy có một mùi hương kì lạ làm cho ta nhẹ nhõm
hẳn lên, một mùi hương dìu dịu nửa như mùi dạ lan hương mà lại nửa như
mùi hoa mơ, hoa mận. Giẫm lên hàng cây số hoa chẩu đó và tắm hương của
nó vào lòng, anh nhớ lại bộ tứ bình ngày xưa treo ở trong căn nhà lụp xụp
phố Hàng Gai và thấy hiện ra rõ rệt, như trong một cuốn phim, cái cảnh
mùa đông ở trong tranh vẽ một ông già mặc áo tay dài, vai mang bình rượu,
đi với một tiểu đồng “đạp tuyết tầm mai”.
Nhớ lại như thế tức là nhớ lại cả một thiếu thời hồỉ cha mẹ song toàn, cứ
vào những buổi tối tháng mườỉ thì cậu Hảo và chú Cả Tộ lại sang nhà ngồi
nói chuyện mua cái áo dạ Mông Tự để may mặc vào những ngày giá rét sắp
tới hay là rủ nhau đi ăn chả cá ở nhà Hy “chớ không nên vào cái nhà Sơn
Hải mới mở ăn không thú lắm vì không có cái không khí mông lung sương
khói”
Ở đây là xứ giơ tay ra thì có gạo, vớt nước lên thì có cá, ôi thôi, còn thiếu
món cá gì mà chẳng có người làm: đầu cá nhắm không, hay cuốn thành gỏi,