là Bắc Việt nghèo khổ mà Nam Việt thì phè phỡn. Phè phỡn vì Nam Việt là
con cưng được trời thương, nhưng “con ghét làm nên” có lẽ cũng là được
trời thương cách khác. Nhưng dù là con thương hay con ghét thì cũng là
anh em ruột thịt cho nên Nam, Bắc lúc nào cũng thương nhau, mỗi khi thấy
cẳng đậu đun hạt đậu, thì hạt đậu khóc hu hu:
Cùng chung nhau một mẹ,
Đun nhau nỡ thế ru?
Tôi không ưa mấy ông “Bắc Kỳ cũ” lên mặt thạo, nói rằng người Nam
“chịu được người Trung chớ không chịu được người Bắc” và mặc dầu
người Nam không nói ra miệng nhưng trong tiềm thức vẫn nuôi một tinh
thần kì thị.
Thú thực, tôi chỉ thấy ở Mỹ có kì thị đen trắng chứ ở Ấn bây giờ cũng
chẳng còn kì thị giữa quý phái và cùng đinh thì sao ở Việt Nam lại có thể
có kì thị Nam Bắc được? Nói lí sự nghe lãng nhách, cứ nhìn vào thực tế mà
xem. Chỉ trong vòng có hơn chục năm nay, Bắc Việt và Nam Việt đã tỏ ra
“chịu” nhau như chưa bao giờ thấy ghi trong lịch sử: chịu nhau từ việc lớn
là bảo vệ tự do, xây dựng dân chủ cho đến việc nhỏ như vũ nhạc, y phục,
trang trí, ẩm thực, thời trang… Cuộc di cư vĩ đại một ngàn chín trăm năm
mươi tư tưởng đâu là một giai đoạn đau buồn trong lịch sử Việt Nam, thế
mà không ngờ lại thành ra một cái cớ để siết thêm chặt tình thương yêu
Nam Bắc.
Hồi còn người Pháp ở đây, tôi hả hê không biết chừng nào khi thấy có
những ông tây chính cống nghiện mắm tôm, đến nỗi cho cả mắm tôm vào
chè đường để ăn. Đến thời Mỹ, thấy họ đem thực phẩm từ Mỹ sang để xài
với cả nước lạnh từ bên Mỹ sang để uống, tôi cử tưởng suốt đời ngườỉ Mỹ
không thèm nhúng vào một miếng ăn nào của Việt Nam; ấy thế mà chỉ một