không thấy nữa?
- Cái gì đẹp mà quý lại chẳng hiện lên rồi mất ngay? Con rươi, chim ngói,
cá mòi, cốm… đều thế cả. Có phải Tây cũng như Tàu đều tin như vậy và
vẫn nói rằng “ngay hôm nay phải hái liền những bông hồng của cuộc đời”
phải không anh?
- Nhưng mà này, sao mình nhể “liền” cái bọng của con này lại không có gì
là nghĩa làm sao?
- Ông ơi, ông chỉ được cái tài nói khoác. Có phải con cà cuống nào cũng có
bọng để lấy dầu đâu! Đây này là con đực, chỉ có con đực là có dầu thôi.Vì
thế, cà cuống cay bao giờ cũng là cà cuống đực. Con cà cuống đực có một
cái bao nhỏ dính với ruột, trong chứa một chất nước như mùi nước đái quỷ.
Ở hai bên, phía trong bụng, dưới cặp chân thứ ba, có hai cái túi nhỏ bằng
hột gạo trong đựng một chất nước thơm. Cái nước thơm ấy, ta đương nhể ra
đây. Nhể phải nhanh tay mới được, chậm thì bay mất mùi thơm đi. Ta gọi
cái nước thơm ấy là dầu cà cuống. Dầu cà cuống nhẹ hơn nước, mùi thơm
hơi cay, cho vào lọ mà bịt nút không kín thì nó bay hơi đi mất.
Nhớ những lời của vợ kể ngày xưa, người chồng nói khoác hôm nay lại cứ
đúng nguyên văn mà nói lại với những cô bạn mĩ miều phương Nam đương
ngồi ăn thang chan đẫm mắm tôm cà cuống. Cô nào nghe cũng cứ treo mắt
lên môi anh chàng. Và anh không quên nói tiếp mấy câu tráng miệng:
- Thế nhưng đừng tưởng cà cuống chỉ quý riêng về cái dầu đó mà thôi. Ta
biết cà cuống có hai thứ: cà cuống cay và cà cuống thịt. Cà cuống cay cho
chúng ta chất dầu đặc biệt vừa nói, nhưng cà cuống thịt lại có một vẻ lâm li
khác hẳn. Bỏ cánh đi rồi, anh nhần nhần sáu cái chân nó, lấy cái đầu, xé ra
nhấm nhót cái ức trước rồi cái đuôi sau, anh sẽ thấy nó có một vị ngon khác
hẳn các món ăn ngon nào khác: nó nhận nhận, bùi bùi, beo béo mà lại thanh
thanh, một người tục có thể ăn cả trăm con không biết ngán.
Mà ngán làm sao được? Tháng một là tháng cà cuống thịt hầu hết đều có
trứng, tách đôi cái bụng nó mà nhần lấy những chùm trứng xanh xanh, vàng