như thế?
- Nhưng mà nó buồn cười, em ạ. Tiễn một ông vua bếp cưỡi ngựa cá chép
lên chầu trời, còn có cái gì nực cười bằng?
- Nói như thế, thật hay, thật đúng. Nhưng mà ta cũng nên biết rằng ta thờ
kính ông Táo có phải là ta thờ kính cái ông vua bếp cưỡi cá chép lên chầu
trời đâu?! Cũng như ta trồng nêu, vẽ vôi bột, gói bánh chưng, dọn cửa lau
nhà, kiêng cữ chửi mèo mắng chó, ta tiễn ông Táo là để chứng tỏ tính chất
đồng nhất của xã hội, vì biết ăn tết tức là tầm mắt ta đã vượt được cái tổ
chức thị tộc bộ lạc chật hẹp để sống với nhau rộng rãi hơn trong sự đoàn
kết của nhiều thị tộc bộ lạc thống nhất với nhau về quan niệm, nghi lễ cũng
như về thời gian.
Đấy là lúc tổ chức gia đình đã có cơ thay thế cho tổ chức thị tộc. Sự thờ
cúng ông Táo và sự tiễn đưa ông Táo lên trời hôm hai mươi ba tháng chạp
chứng tỏ rằng người mình lúc ấy đã tổ chức thành gia đình nhỏ, mà cái bếp
của ông Táo là tượng trưng cho gia đình, cái bếp là đơn vị nhỏ nhất của xã
hội. Cái gia đình ấy, cái đơn vị ấy đồng nhất từ Bắc vào Nam cho nên
không có kẻ nào chia rẽ được Nam với Bắc.
Nếu bảo tiễn ông Táo là mê tín dị đoan thì cả nước ta đoàn kết ngay cả
trong sự dị đoan, mê tín: ông Táo ở Bắc, hôm hai mươi ba tháng chạp, lên
chầu trời cưỡi một con cá chép thì cũng ngày ấy ở Trung, ông Táo cưỡi một
con ngựa yên cương chĩnh chạc, còn ở trong Nam thì giản dị hơn, đồng bào
ta cúng ông một cặp giò – cặp hia để cho ông đi lên Thiên Đình cho lẹ!
Người chồng đùa dai, chọc nữa:
- Người ta bảo là ông Táo tham nhũng lắm, chẳng biết có đúng không? Ai
mà lễ ông chu đáo, ông tâu tốt, ai không có gì, ông truy…
- Đấy là nói đùa. Nhưng nếu căn cứ truyền thuyết mà bàn thì ông Táo nếu
ăn tiền có muốn tâu bậy cũng không thể được. Là vì – lại theo thần thoại –
các cụ ngày xưa chống tham nhũng triệt để chớ đâu có như bây giờ. Anh
quên mất rồi ư? Tháng mười ta có lễ song thập là ngày lễ gần cuối năm, có