THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 193

về việc bếp núc, còn Thổ Địa trông nom việc nhà, Thổ Kỳ có nhiệm vụ coi
về chợ búa và tăng gia sản xuất cho đàn bà.
Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba nhân vật trong truyện truyền kì “hai ông
một bà” mà dân gian đều biết: hai ông là Trọng Cao và Phạm Lang, còn
một bà là Thị Nhi cùng chết trong một đống rơm. Để kỉ niệm ba người
cùng chết một lần vào ngày gần tết, dân chúng làm cái bếp ghép bằng ba
hòn gạch đều nhau bắt góc. Ở giữa, có để một hòn đá: đó là tên đầy tớ xông
vào đám cháy để cứu chủ không được mà cũng bị chết lây. Thường thường,
ai cũng tưởng lễ tiễn ông Táo là ngày lễ cuối cùng trong một năm, thật ra
sau đó hai ngày còn lễ tiễn ông vải, lễ tạ trường và lễ tất niên.
Trong lễ tiễn ông vải, người ta đem hết cả những chân nhang trong một bát
hương đốt quanh năm ra đổ xuống sông hồ hay đốt đi và thay tro khác vào
bát hương. Nhân lúc con cháu dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ, ông vải thừa
dịp đi chơi vài ngày để chờ lễ Giao Thừa lại trở về ăn tết với con cháu
trong nhà.
Ít lâu sau này, lễ tạ trường đã bỏ vì chữ Hán hết thời, nhưng lễ tất niên thì
vẫn giữ nguyên cò bay ngựa chạy từ đồng ruộng đến thị thành: đúng ngày
ba mươi tháng chạp, dân chúng làm cỗ ăn mừng và gọi là cỗ tất niên. Ăn
xong bữa cỗ này buổi sáng, đến mười hai giờ đêm là lễ giao thừa đánh dấu
lúc hai năm mới cũ giao tiễn nhau, pháo nổ đì đùng, thiên hạ lũ lượt kéo
nhau đi lễ đầu năm hái lộc.
Em ở mình đây, trời nắng lắm

Sài Thành không biết có xuân sang.

Xuân này xứ Bắc ra sao nhỉ,

Đào có hây hây? Cúc có vàng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.