xanh đỏ loè loẹt, bức nào cũng có những nét hóm hỉnh mà ngây thơ, bức
nào cũng làm cho chúng tôi thích thú. Và năm nào cũng vậy, anh em chúng
tôi cũng tranh giành nhau những, bức tranh gà lợn đó, có khi đến đánh
nhau; nhưng rút cục thì anh em thoả thuận dán đầy cả lên tường để ngắm
chung và làm như thế thì nhà tôi, đương bình thường, vụt hiện ngay ra một
quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu
được.
Sau này, lớn lên một chút, đi học Tây, tôi lên mặt hợm, coi thường những
tranh ấy và cho là “quê một cục” vì hàng ngày học sử Hy Lạp, tôi thường
thấy những bức hoạ của Gauguin, Léonard de Vinci… và tôi nghĩ rằng
tranh như thế mới là tranh, vẽ như thế mới là vẽ, chớ cứ quanh đi quẩn lại
chỉ có mấy chú chuột thổi kèn tàu, Chức Nữ mặt méo xẹo, mà lại có đuôi
gà, cóc đi học quạt lò mà cái ấm lại to hơn cóc… thương làm sao cho nổi!
Ấy là cái lúc tôi lai Tây, học sử địa “Nước tôi tên là xứ Gaulle, tổ tiên tôi là
người Gaulois” và tôi tưởng rằng cái quan niệm mới mẻ ấy sẽ cứ tồn tại
mãi, rồi trưởng thành, rồi già nua trong đầu óc tôi như thế mãi. Hoá ra tôi
lầm. Thôi trường ra, đi lang bạt nay đó mai đây xa nhà cửa ông bà, xa quê
hương bác mẹ, cái gì làm cho tôi nhớ nhất, ấy là cái tết, mà nhớ đến tết, cái
mà tôi không thể nào quên được, ấy là những bức tranh gà lợn.
Kế đó là thời kì chè rượu bê tha, nằm ở một cái phòng chật hẹp ở phố Hàng
Đồng hút thuốc phiện, bị cả họ khinh khi, nằm bẹp gí trên một cái giường
mệt nhọc, hút thuốc tối ngày rồi đợi đến đúng trưa ngày ba mươi thì trở dậy
đi mua một cành mai vàng về cắm trong một cái cốc dơ và dán ở đầu
giường bức tranh “Chức Nữ Ngưu Lang” để mỗi khi hút xong một điếu lại
lơ mơ ngắm bức tranh, tự ví mình với Ngưu Lang bị trời đày, chư tiên ở
trên trời khinh bỉ “nhưng đây nọ có cần”, một ngày kia làm chuyện lớn,
khối anh xúm lại mà nịnh như nịnh Tô Tần ngày trước.
Một thời gian qua đi nữa rồi đến thời kì bỏ thuốc, sống với vợ con theo
đúng một anh “chân chỉ hạt bột”: cứ mỗi khi tết đến thì vợ, không do ai bảo