THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 208

đề đa, còn tục “bán dại” ở Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên ngày trước là
mong cho trí óc mở mang, khôn ngoan, minh mẫn hơn năm cũ.
Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở
ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng,
mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt
biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.
Có ai ở tỉnh thành ăn tết ngày mồng một rồi đến mồng hai, mồng ba đi về
những vùng đất thơm ngát hoa đồng cỏ nội mới thật thấy cái tết của ta đẹp
biết ngần nào, êm ái biết ngần nào. Người nông dân vất vả quanh năm,
được mấy ngày ấy nhất định nghỉ không ra đồng. Chè chén đã đành rồi,
nhưng tội gì mà chẳng vui chơi để giải quyết sự thèm khát giảỉ trí mà vua
quan ngày trước không hề nghĩ tổ chức bao giờ. Vì thế, nghe thấy đầu xuân
có hát tuồng cổ “Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng” hay “Dự
Nhượng tam đả long bào”, ở cách xa nơi họ ở dăm mười cây số, họ cũng cố
đi xem cho kì được. Tuy vậy, vẫn cứ “tưng tức thế nào” cho nên tại vài làng
mát mặt ở Bắc Việt, các đàn anh vào dịp tết vẫn rủ nhau rước ả đào, tuồng
cổ, phường chèo về diễn cho mọi người xem và được người ta nhớ mãi:

Sang xuân đình đám vui như tết

Hết đám làng bên lại đám làng…

Em nhớ đào Nhâm phường Đặng Xá

Đóng bà Thị Kính mắc hàm oan.

Thị Mầu chòng ghẹo mà không chuyển,

Nhâm có đôi bàn tay rất ngoan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.