THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 209

Phần tôi nhớ nhất là một năm ăn Tết ở Huế, đánh bài chòi nghe hát hôm
mồng hai rồi đến mồng ba vào Hà Tĩnh, thăm một người bạn ở làng
Thượng, được em gái bạn dắt đi xem tuồng “Triệu Tử Long phò A Đẩu”,
rút trong Tam Quốc. Thế thì có gì lạ? Quảng Lạc, Sán Nhiên Đài lại không
thủ tuồng đó hay sao mà lại phải lặn lội vào tỉnh Hà Tĩnh để xem?

Không bao giờ tôi quên được đặc trưng của vở tuồng cổ đó, mà theo người
em gái của bạn tôi kể lại thì Tết nào làng này cũng chỉ diễn một đoạn ấy
thôi – kì hơn nữa là diễn ban ngày, trong khi mọi người đi lại nhộn nhịp
trên bờ sông thật. Bởi vì khung cảnh toàn là thật cả, chớ không phải vẽ như
ở trong rạp hát: sông thật, người thật, thằng nhỏ thật, thuyền thật… Diễn
viên, từ ở trong đám người đi lại trên sông tiến ra, làm điệu bộ và hát, rồi
nhảy từ thuyền nọ sang thuyền kia thực, múa gươm, chuyển từ hát khách
sang tẩu mã trước những lời khen lao nức nở của các o đứng nấp đàng sau
những cột đình cười tít cả mắt đi.

Thôi thì ngày Tết ở đâu mà không vậy, trai gái dù là theo lễ giáo đến mấy
đi nữa cũng cứ có quyền đùa rỡn, chuyện trò ve vãn nhau, ai cấm ?! Có
chàng trai tán tỉnh xa xôi:

Xuân về nở thắm muôn đào,

Xuân về nở thắm lòng ta, lòng nàng.

Có cô thiếu nữ đa tình khuyến khích:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.