THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 213

màng sản xuất của tập thể và đời sống hàng ngày của nhân dân.
Có lẽ vì thế các nhà luân lí phong kiến thấy trai gái, vào ngày xuân, giao du
thân mật đành cứ phải làm ngơ; hơn nữa, họ lại phải làm ngơ luôn nhiều
tục cổ khác còn “hăng” hơn thế, như bắt chạch, tung còn, rước cái nõn
nường.
Tôi tiếc không được biết trò bắt chạch vốn là một trò chơi cổ ngày nay
không còn nữa, nhưng theo một vài cố lão thì “lúc Tây chưa hạ thành” ở
một vài tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phủ Lạng, có tổ chức trò chơi ấy
trong ngày tết. Muốn dự cuộc chơi này, trai gái phải đi từng cặp, trai ôm lấy
vai gái, gái quàng lấy cổ trai thắm thiết ân tình, còn một tay thì thò vào một
cái kiệu (1) để khoắng nước tìm chạch. Cặp nào bắt được chạch thì được
thưởng nhiễu điều, trầu cau hoặc tiền.
Hội tung còn cũng bắt buộc phải có cặp: một trai, một gái. Còn tức là cầu:
quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp
hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên,
bên kia bắt lấy, rồi lại tung trả lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua
và phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên được. Có
người thua quá phải tháo gỡ hết để đưa cho bên thắng, rút cục tháo cả yếm
ra và chỉ còn một cái quần… Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua
rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu
say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.
Tung còn như thế, bắt chạch là như thế, nhưng đến rước cái nõn nường thì
quả là… cúng được.
Ai đã ở Bắc vui mấy ngày xuân, thế nào mà chẳng có lúc đã nghe thấy
người ta hát:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy,

Vui thì vui vậy chẳng tày Giã La…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.