THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 214

Tục truyền rằng ở làng La (Hà Đông), vào ngày rã đám, dân làng tổ chức
một ngày rước rất long trọng rồi đến một giờ nhất định tắt đèn đi để cho
ông già, bà cả và thanh niên, thiếu nữ thả cửa sờ soạng nhau. Hồi gần đây,
những làng như Khúc Lạc (Phú Thọ) và Di Hậu (Hưng Hoá) giữ tục “rước
cái nõn nường” trong những ngày tết cũng là nằm ở trong tinh thần khuyến
khích đoàn kết, cầu nguyện cho sinh sản tăng gia, phồn thịnh. Theo mấy cố
lão ở Phú Thọ còn sống hiện nay thì vào một ngày tốt lành đầu năm –
không nhất định ngày nào – các bực đàn anh trong làng tổ chức một cuộc lễ
nõn nường hết sức long trọng. Ta thường nói “ba mươi sáu cái nõn nường”.
Thành ngữ ấy do ở đây ra. Nõn là bộ phận sinh dục của đàn ông, nường là
bộ phận sinh dục của đàn bà. Trong cuộc lễ, dân làng để nõn và nường làm
bằng gỗ lên kiệu rước, có nam đồng quan và nữ đồng quan đi giật lùi trước
kiệu vừa đi vừa hát “Ba mươi sáu cái nõn nường; Cái để đầu giường, cái
để đầu tay
”. Cuối cùng, các vị chủ tế tung nõn nường lên trên trời, trai gái
đổ xô ra cưởp, gái mà được cái nõn, trai mà được cái nường thì may mắn
vô cùng và nếu có sự gì trục trặc hay không tổ chức được buổi rước vì
nguyên nhân gì đó thì cả làng lo sợ vì có nhiều phần chắc chắn là năm ấy
không may mắn.

Không. Ngày Tết ở Bắc, rỗi rãi mà đi xem hết hội này đến lễ kia như thế,
phải nói thật quả là mình sung sướng như tiên. Tết đi thăm nhau, chúc
mừng nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với
nhau, vui quá thể, ai mà lại còn không biết; nhưng vui thấm thía, vui ý
nghĩa, vui sâu xa thì phải nói thực, đó là nhờ những đám rước, những tục
cổ, những trò chơi như thế.

Các trò chơi như thế có một ý nghĩa xã hội rõ rệt. Tết siết chặt tình yêu hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.