May ba tháng ròng mới được cửa tay,
Lạy trời cho cả heo may,
Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi.
May ba tháng trời mới được có một cái cửa tay, người chinh phụ ấy hẳn là
buồn quá cho nên thấy gió rét bất ưng trở về tháng ba, thương người quan
tái, không kịp có áo gửi đi, nàng cầu trời cầu phật cho nàng chết quách.
Hỡi ơi, ở đời này, vào bất cứ thời nào, lại chẳng có hang triệu nàng Bân! Vì
thế nhà thi sĩ không thể không gieo một vần đầy lệ:
Chàng bên trời, thiếp ở Ngô,
Chàng đi nhớ thiếp, thiếp mơ tới chàng.
Thư bao nhiêu, lệ bao hang,
Lạnh về, áo đến tay chàng hay chưa?
Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn mạng đó đã thơ mộng lắm
rồi: rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lân,
tất đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay
hơn thế: đàn bà, con gái trời đã cho xinh đẹp gặp cái rét nàng Bân tự nhiên
đẹp trội hẳn lên, như thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết,
màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm thấy người nào cũng
thơm thơm như những nụ tầm xuân.
Vào tháng chạp, tháng giêng, tức là vào cái cữ rét đà, rét lộc, không khí có
lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết
chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó
lại còn làm cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ, nhưng da không nứt
rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn,
làm cho chính Liễu Hạ Huệ có sống lại cũng phải bắt thèm…
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp
não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm
bằng người.