Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt
đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu
tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bang tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các
cành bang, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu,
còn cây đầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng chum lại với
nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt
đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lơn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào
khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì là bang, lá sầu đâu nở bung ra.
Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu dưa một cách đa tình, làm
cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ
xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng,vẫy gọi…Đến cuối tháng ba, lá bang
sum sê che kín cả đường đi học. Dọc theo con song đào chạy ngang cách
thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu…những cây bang đứng soi bong xuống song
đào chạy dài tít tắp hang chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt
không lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang
kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà
trường chi chit gốc bàng…
Đó là những cây bang nguyên giống, chớ không lai căng như những cây
bang mà ta thấy ơởđây, mọc cao vun vút và tua tủa lên trời. Bàng chính
thống cao lên chừng hai sải tay thì lá xoè ra như cái tán, kiểu cây ấy dung
để nhuộm hang thì hang đen không chịu được. Nhưng cái tuổi lên chính,
lên mười đâu có them biết nhuộm là gì. Sự mê thích của đứa trẻ nổi tiếng
phá phách là tôi hồi ấy, mỗi khi tới mùa bang, là trèo lên cây đi tìm tổ chim
bạc má vì giống chim này ưa làm tổ trong những cái lá bang cuốn lại và lấy
dãi làm chỉ “khâu” hai đầu nối lá lại với nhau.
Trong khi đi bắt tổ chim như thế, các cậu bé thỉnh thoảng lại với được một
cái sâu kèn thì sướng như điên. Lấy que đẩy con sâu ở trong tổ nó ra bóp
giật một đầu lại, phùng mang trợn mắt lên thổi toe một tiếng, anh cảm thấy