Anh cứ muốn lạc bước đi như thế mãi để uống cái hương thơm của quê
hương vào tận tâm can tì phế. Ấy đó, người Việt trầm lặng như thế đó, có
cần gì phải tìm những thú vui đắt tiền – mà ví có tiền thật nhiều đi nữa,
chắc gì mỗi lúc đã mua được để mà thụ hưởng? Chúng ta tự hào về điểm đó
cũng như ta tự hào ăn không cần no mà cũng chẳng phải nghiên cứu xem
có đủ sinh tố trong các món ăn không; ở đây cần binđinh mà cũng chẳng
cần phodiđe hay máy điều hoà không khí, chỉ làm cho người ta dễ bịnh;
mặc không cần thời trang gì hết, cốt sao che được than mình cho khỏi nóng
lạnh mà miễn sao cho vải vóc bền thì thôi, cần gì tơ bong, cần gì xoa
nhưng, cần gì lụa Thái Lan ahy catê của Mỹ! Người Việt Nam chỉ cần có
một điều là yêu thương mọi người và không muốn cho ai ghét như bệnh
dịch. Một lời chào hỏi đậm đà; một miệng cười niềm nở; một bữa cơm
thanh đạm dọn vội vàng để mời người khách phương xa ăn đỡ long: quý
hoá biết bao nhiêu, tình tứ biết bao nhiêu, thương cảm biết bao nhiêu, cần
gì phải mâm cao cỗ đầy, cần gì phải rượu ngoại quốc ngon, chiêu đãi viên
đẹp, cần gì phải theo răm rắp nghi lễ giả dối, đen bảo là trằng, xấu bảo là
tốt, dở bảo là ngon.
Có ai đã từng dự những bữa tiệc ở những nhà hang cao mười tầng lấu, nuốt
một cách khó khăn những món casulee giá hang ngàn một đĩa, ăn những
bánh ngọt đầy tú hụ hạnh nhân, đường, săngti và mứt…tất cả đã thấy rằng
nhiều khi ăn một bát phở xe đậu ban đêm ở ngoài đường lại ngon hơn,
uống một chén nước trà tươi thật nóng, rít một hơi thuốc lào thật say lại thú
hơn rồi nhẩn nha thưởng thức một đĩa bánh chay hay nhấm nhót mấy cái
bánh trôi lại làm thoả mãn ông thần khẩu hơn.
Giữa bầu không khí thơm ngát hương sầu đâu ấy, anh thử bảo người nhà
hái về mấy ngọn rau cần đầu mùa, nấu một bát canh với tôm he mà ăn với
chén cơm gạo vàng xem có phải anh thấy đúng in những cảm giác đó
không? Rau cần là một thứ rau rẻ tiền cấy trong ao, cứ đến giữa tháng ba
thì tốt lá, dài rễ, nhổ lên ăn ngay thì ngọt lừ, khó có thứ rau nào sánh kịp.