Bắc, trái vải yêu thương, trái vải thơm lừ, ngọt xớt! ít lâu sau nàt, ở Đà Lạt
có nhà trồng tỉa đã lấy được giống vải đem trồng và đem trái bán ở chợ sài
Gòn; thêm vào đó, ở các tiệm bán trái cây lại còn có một loại vải phơi khô,
bán kí, vỏ thâm sì mà móp lại, bóc ra ăn thịt khô queo, dai nhách mà chẳng
có mùi thơm gì hết. ăn vải như thế tức vô hình thoá mạ một loại trái cây nổi
tiếng vì được người đàn bà đẹp nhất đời Đường ưa chuộng.
Tất nhiên, người đẹp ấy không ăn vải đóng hộp bao giờ. Người Tàu còn mê
vải đến nỗi phải chế ra một thứ trà ướp bằng nước trái vải, tức và “Lệ chi
hồng trà”, nhưng dù là vải đóng hộp, trà vải, vải khô hay vải tươi trồng ở
Đà Lạt đem về, tất cả đều không có nghĩa lý gì, nếu anh đã được hai lần
thưởng thức trái vải chính cống ở đất ngàn năm văn vật.
Ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm
chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó
không phải là vải chính cống Bắc Việt. Vải Bắc Việt, đến mùa, không miền
nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây
số, cành lá sum sê, đứng xa trông cây nào cây nấy tròn xoe nhưu cái tán,
đén cuối tháng ba đầu tháng tư, trái trổ từng chùm to bằng cái nong làm cho
cả bầu trời tươi lên hơn hớn vì màu xanh của lá chen vào màu huyết dụ của
trái cây. Có người đã đi Tàu, đi Tây về ăn thứ vải này khen còn ngon hơn
cả Tàu – và có ý muốn bảo rằng thứ vải mà Dương Quý Phi ngày xưa bắt
Đường Minh Hoàng cho ngựa đi hỏa tốc lấy về để ăn chưa chắc ngon bằng.
Tiên Hưng nước chảy lững lờ,
Bên thì rặng vải, bên bờ tre xanh,
Ai về Cổ Quán cùng anh,
Mà xem bộ đội tung hoành súng gươm.
ấy đó, cái vải Tiên Hưng lẫy lừng danh tiếng như vậy mà so với cái vải Cầu