Tây mà lại chính là lúc nước nhà ca hát mừng rao độc lập, tự do thống
nhất!
Nhớ ơi, nhớ sao nhá thế này! Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai
vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát
thay vì đi lên núi, sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha
thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí
trong văn vắt. Chín mười giờ sáng, vào một cái quán ăn một bát canh bún,
uống một chén chè tươi rồi lại đi… đi mãi dưới các vòm cây tận cho tới
trưa, mệt quá, không thể đi được nữa, phải ngồi dựa vào gốc cây thiêm
thiếp… Mặt trời bắt đầu lên cao. Có vài chỗ mạ đã tốt giãi ra mơn mởn
xanh màu cốm giót.
Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ có nhiều loài kèn xe hơi cực kỳ tối
tân này, em có biết rằng có người chồng thỉnh thỏang trông ra nắng tháng
tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm
thiếp, sực nghe thấy tiếng chim tu hú đậu ở đâu mà kêu to như thể ở chính
bên tai ta vậy?
Phải rồi, cứ mùa vải đến là có chim tu hú. Tiếng chim kêu nào có độc đáo
gì đâu, mà xét ra cũng chẳng hay ho gì cả vậy mà không hiểu làm sao kẻ xa
nhà, nằm gối đầu tay sầu giữa tháng tư, lại cứ nhớ da diết, nhớ tê mê đến
cái tiếng của nó và ước ao lại được nghe lại một lần. “Tu hú! Tu hú! Tu
hú!”. Thấy cái mã chim xấu xí mà tiếng kêu lại nhạt phèo, trẻ con lấy đá
ném, kèm theo câu chửi “Tu hú! Chú mày chết!” nhưng chim vẫn cứ kêu
như thường và có khi đứng ở trên tít ngọn cây mà nhin xuống như không
coi thiên hạ ra gì cả.
“Tu hú! Tu hú!” Thế là cái gì vậy? Nó bảo rằng mùa xuân đã qua đi, mùa
hè đã đến, nếu không yêu lấy đời thì thu đến và đông sang sẽ hết biến một
năm? Hay là nó kêu gào nỗi buồn trơ trọi kẻ du mục, suốt đời không có tổ,
phải đi đẻ nhờ trên đất khác, rồi bây giờ nhớ con, đậu thật cao mà gọi con?
Hoặc là chim sống mãi cuộc đời lang thang, mộng làm chuyện lớn lao,