Tháng hai trông đậu, trồng khoai, trồng cà.
Cà trồng tháng hai, cuối tháng ba, đầu tháng tư đem ra ăn thì nhất, không
thể nào đúng “líp” hơn. ăn một chén cơm chỉ có chan nước lã không thôi,
mà điểm mấy quả cà Nghệ thanh thanh, mặn mặn, cắn cứ giòn tanh tách,
anh sẽ thấy là đưng mệt mỏi, người cũng tỉnh ra liền và muốn ăn một, anh
cũng cứ phải ăn hai, ăn ba mới chịu. Cái “cà bát” dầm tương ăn cũng “ác”
lắm”: này cứ thử dùng cao lương mỹ vị độ một tuần mà coi, anh chán ngấy
lên đến mang tai, về nhà, lấy cơm nguội với thứ cà dầm tương này ăn thử
rồi nói chuyện lại cho tôi nghe nhé!
Gớm thay cái xứ Bắc Việt mến thương không giàu bằng ai, không sang
bằng ai mà sao lại sản xuất được cái cà, cái dưa, cái tương, cái mắm ngon
“quỉ khóc thần sầu” đến thế.
Công anh làm rể Chương Đài,
Một ngày ăn hết mười hai vại cà…
Câu hát khéo phóng đại làm sao! Nhưng quả cà ở Bắc, quả cà chính cống ở
trên đất Bắc, nó ngon đáo để là ngon, muốn gì ta cũng cứ phải tin như thế
và riêng tôi lại biết chắc có những ông ngoại quốc đến Bắc Việt chê ỏng
chê eo mà ăn tương ăn cà như quỉ, ăn hết cả cơm, ăn đến nỗi phải vào nằm
nhà thương để… xổ!
Hỡi ôi là cái lòng thương nhớ của người ta: nhiều cái chẳng ra cái “chết” gì
mà làm cho mình nhớ quá. Nhưng nhớ đến qu cà Nghệ hay là miếng cà bát
dầm tương ăn đúng vào lúc hè, có phải đâu chỉ là nhớ cà mà thôi, mà chính
nhớ đến người vợ tào khang, từ thuở bé đã được mẹ dạy cho cách làm
tương cà mắm muối, lớn lên chỉ sợ không muối dưa muối cà được bằng chị