THỦY XA QUÁN - Trang 77

Suy nghĩ và cảm nhận của con người vốn bị trói buộc bởi cái gọi là ‘văn

hóa’. Các khái niệm ‘tính nghệ thuật’, ‘cái đẹp’ cũng không tránh thoát khỏi
sự ràng buộc này. Không chỉ có thế, ngôn ngữ của nhân loại cũng là một phần
của vòng kìm kẹp ấy. Nếu cho rằng chỉ mình ta mới hiểu một tác phẩm nghệ
thuật nào đó thì quả là ngạo mạn vô lối, chính xác hơn là ‘nói nhăng nói cuội’
như Mitamura vừa nhận xét. Nhưng…

Nhưng, nếu là bức tranh phong cảnh này…
Mori nhìn bức tranh khổ lớn treo ở góc sảnh nhỏ hình tròn.
Vừa nhìn đã biết đó là một bức tranh kì diệu.
Trên mặt toan rộng 1622mm x1120mm có một ‘dòng sông’ vắt từ phải qua

trái bức tranh (hoặc cũng có thể cho đó là một cành cây khô xù xì). Trong
dòng sông pha hai màu nâu và xanh nhạt lềnh bềnh trôi ba ô ‘cửa sổ’ méo mó

Trong mỗi ô cửa lại có những vật thể không liên quan gì đến nhau được vẽ

bằng nét bút vô cùng tinh tế, tỉ mỉ. Bên ngoài điểm xuyết vài động vật màu
đen không rõ định dạng, một con thuyền buồm lớn sắp chìm, những bông hoa
bỉ ngạn rực rỡ đang nở rộ khoe sắc.

Khi ngắm ‘phong cảnh’ này, Mori Shigehiko có chút bồi hồi khác lạ. Cảm

xúc ấy làm loãng khả năng quan sát của một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật
như ông.

Ông từng đọc các bài phê bình của cha mình về tranh Issei, đã vận dụng

toàn bộ khả năng lĩnh hội nhưng vẫn không phân tích nổi cảm xúc đang có
thực chất là gì. Xem ra không thể lột tả nó bằng từ ‘hiểu’ trong ngôn ngữ hiện
đại.

Chẳng phải chính cảm giác không thể giải thích này chứng minh rằng ông

là ‘người may mắn được chọn’ đấy ư?

Mấy người kia thì cảm nhận sao nổi?
Không cứ gì Oishi - người coi các bức tranh là công cụ kiếm tiền, ngay

anh chàng Mitamura trẻ tuổi mồm mép tép nhảy cũng không thể thấu hiểu
cảm giác này.

“Giáo sư à, thật sự không có cách gì thuyết phục được anh Kiichi sao?”

Oishi quay sang nhìn Mori.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.