THUYỀN HOA ÁN - Trang 91

dùng cơm trưa, lão có thể cố gắng tìm tại công đường vài mẫu chữ viết tay
của họ Lưu, họ Hàn, họ Vương và họ Tô. Chắc hẳn bọn họ từng có lúc gửi
thư tín tới công đường.”

Đoạn ông lấy từ trong ngăn kéo ra hai tấm bái thiếp

*

lớn màu đỏ của mình

rồi đưa cho Hồng sư gia, nói thêm, “Lão hãy bảo nha lại chuyển những tấm
thiếp này tới Hàn Đạt Nhậm và Lương thượng thư, kèm theo lời báo là
chiều nay ta sẽ tới thăm họ.”

bái thiếp là tờ thiếp đưa trước cho gia chủ để thông báo danh tính và thời
điểm khách nhân vãng lai.

Khi Địch Nhân Kiệt đứng dậy, vị sư gia hỏi, “Bẩm đại nhân, liệu chuyện gì
đã xảy ra với thi hài tân nương của Giang cống sĩ?”

“Lão Hồng à,” Địch Nhân Kiệt trả lời, “thật vô ích khi cố đoán giải nội
dung một bức ghép dang dở. Lúc này, ta sẽ gạt bỏ toàn bộ chuyện đó ra
khỏi tâm trí để dùng bữa trưa tại tư gia, nhân tiện thăm nom các phu nhân
cùng đám con cái xem thế nào. Hôm trước, tam phu nhân có khen rằng hai
tiểu tử nhà ta đã viết được những bài văn không đến nỗi nào. Nhưng ta nói
để lão hay, chúng là hai tiểu quỷ vô cùng nghịch ngợm!”

Đến chiều, khi Địch Nhân Kiệt quay trở lại thư phòng, Hồng sư gia và Mã
Vinh đang đứng bên án thư, cúi người xuống mấy tờ giấy. Lão Hồng ngước
lên, “Bẩm đại nhân, lão phu đã có ở đây mẫu chữ viết tay của bốn người bị
tình nghi, nhưng không ai có nét chữ giống với nét chữ trong các lá thư của
vũ nữ cả.”

Địch Nhân Kiệt ngồi xuống, cẩn thận so các lá thư khác nhau. Sau một hồi,
ông thừa nhận, “Đúng là chẳng ai trong số các nghi phạm có nét chữ tương
đồng hết! Lưu Phi Ba là người duy nhất mà nét chữ ít nhiều khiến ta liên
tưởng tới Trúc Lâm thư sinh. Ta có thể hình dung ra họ Lưu đã thay đổi nét
chữ của mình khi viết mấy lá thư tình kia. Chiếc bút lông của chúng ta là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.