THUYỀN VỀ BẾN NGỰ - Trang 70

Bích Huyền nắm tay Phương Thảo nói:
- Tôi và Ngọc Sương đã biết anh nhiều lần rồi, chỉ có Phương Thảo mới
biết anh lần đầu tiên. Hôm nay chúng ta ăn mừng cuộc gặp gỡ này.
Phương Thảo nói:
- Chúng tôi ca nhi dưới đò đâu dám làm quen với quan chức triều đình.
Huyền Viêm nói:
- Hát ca là một nghệ thuật, một nghề được xã hội ưa chuộng từ xưa nay.
Hồi thời Tây Sơn có ca dao :
“ Ai ơi nghĩ lại mà coi.
Bạc tiễn con hát tôi đòi thằng dân”
Như vậy thời xưa đã trọng vọng ca nhi mỹ nữ, suốt mấy ngàn năm phong
kiến. Còn bây giờ các đào cải lương, đào hát bóng, báo chí ca tụng không
ngớt lời Cũng vì mến nghệ thuật mà Đức Từ Cung sai tôi ra đây thỉnh các
cô vào cung Diên Thọ hát hầu một bữa.
Ngọc Sương le lưỡi nhìn Bích Huyền:
- Chúng tôi ca hát dưới thuyền, tự do phóng khoáng, còn vào trong Đại Nội
hát hầu, chúng tôi áy náy, sợ có gì thất lễ…
Huyền Viêm ngắt lời:
- Kỳ trước hai cô đã hầu một lần, Đức Từ Cung rất hài lòng, nghe giọng hát
hai cô rất hay.
Bích Huyền nói:
- Kỳ này chúng tôi đi ba người, có thêm Phương Thảo, cô ca nhi mới.
Huyền Viêm từ giã các cô ca nhi trở về Đại Nội.
Ngọc Sương nói:
- Như vậy chúng tôi mất cả ngày. Thì giờ ca hát không bao nhiêu nhưng thì
giờ chầu chực quá phiền phức.
Huyền Viêm, người thị vệ trong Đại Nội không xa lạ gì với sinh hoạt trên
sông Hương. Chàng là một sinh viên, con của một quan chức trong triều,
được tuyển vào. Cha của Huyền Viêm cũng là bạn với cha của Phương
Thảo, nhưng từ khi cụ Thị Giản mất tích, hai gia đình như xa nhau. Mãi
đến ngày gần đây, cha của Huyền Viêm muốn nối lại tình xưa, cậy người
mai mối Phương Thảo cho Huyền Viêm, chẳng may câu chuyện không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.