THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 13

hành vi mẫu tử được khởi động. Bấm vào cuộn băng thích hợp, chuỗi hành
vi mẫu sẽ tái hiện.

Điều thú vị nhất là cách khởi động của những "cuộn băng" này.

Chẳng hạn, khi một con đực hành động để bảo vệ lãnh thổ của mình, chính
sự xâm nhập của những con đực cùng loài đã tạo ra cuộn băng bảo vệ lãnh
thổ chứa đầy sự cảnh giác cứng nhắc, với tâm trạng lo lắng và nếu cần là cả
hành vi tranh chấp. Nhưng có một sự trùng hợp trong hệ thống này đó là
con đực kình địch không phải là kẻ khơi mào cho cuộc chiến mà là một đặc
điểm riêng biệt của nó, đặc điểm kích thích. Đặc điểm kích thích chỉ là một
khía cạnh rất nhỏ trong cái tổng thể tiếp cận kẻ xâm nhập. Đôi khi màu sắc
cũng là đặc điểm kích thích. Một thí nghiệm của các nhà tập tính học cho
thấy, con chim cổ đỏ đực tấn công dữ dội một con chim khác, như thể con
chim đó đã xâm phạm lãnh thổ của nó. Và lý do khiến nó tấn công dữ dội là
con chim kia cũng có đám lông màu đỏ. Trong khi đó, nó làm ngơ trước
con chim mô hình không có đám lông màu đỏ. Các thí nghiệm đối với
những loài chim khác, như chim cổ xanh, cũng cho kết quả tương tự.

Qua câu chuyện về những loài động vật bậc thấp bị đặc điểm kích

thích đánh lừa dẫn đến những phản ứng có thể hoàn toàn không phù hợp với
tình huống, ta sẽ thấy hai điều. Thứ nhất, những mẫu hành vi cố định vô
thức của các loài động vật này hầu như luôn tác động chính xác. Ví dụ, chỉ
những con gà tây con khỏe mạnh, bình thường mới phát ra những âm thanh
đặc trưng của gà con là tiếng "chíp–chíp", nên kích thích phản ứng bản
năng làm mẹ của gà mẹ. Bằng cách phản ứng chỉ với một âm thanh đơn
điệu đó, gà mẹ bình thường nào cũng luôn hành động đúng cách. Do đó,
những hành vi "lừa đảo" của các nhà khoa học khiến cho phản ứng trong
"cuộn băng thu sẵn" của gà mẹ trở nên ngớ ngẩn. Điều quan trọng thứ hai là
chúng ta cũng có những cuộn băng lập trình sẵn của riêng mình và chúng
thường mang lại lợi ích cho chúng ta, tuy nhiên, đôi lúc những đặc điểm
kích thích cũng kích hoạt chúng không đúng lúc.

Mô hình tương tự của hành vi tự phát con người được chứng minh

khéo léo trong thí nghiệm của nhà tâm lý học xã hội, Ellen Langer thuộc
trường Harvard. Theo một nguyên lý nổi tiếng về hành vi con người, khi
muốn có sự đồng thuận của ai đó, ta sẽ thành công nếu đưa ra lý do. Đơn
giản là mọi người muốn có lý do cho điều mà mình làm. Langer đã chứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.