THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 178

Tại sao việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong nhà trường theo

cách thúc ép, phân vùng theo quốc gia hay không cởi mở trong trường học
lại thường xuyên khiến những định kiến tăng lên thay vì giảm đi? Khi
những đứa con của chúng ta nhận thấy chúng có những mối quan hệ xã hội
và quan hệ bạn bè tốt đẹp trong phạm vi quốc gia và chúng thường xuyên
tiếp xúc với các nhóm bạn khác chỉ trong các cuộc thi trong lớp, thì chúng
ta có thể yên tâm và hy vọng ở chúng nhiều hơn.

Liệu có giải pháp nào thích hợp cho vấn đề này không? Có một giải

pháp là chúng ta nên chấm dứt những nỗ lực nhằm xóa bỏ nạn phân biệt
chủng tộc trong trường học. Nhưng khả năng đó dường như rất khó thực
hiện. Thậm chí khi chúng ta định bỏ qua những hàng rào không thể tránh
khỏi của luật pháp và Hiến pháp, hay những tranh luận về việc phá vỡ
những tiêu chuẩn của xã hội thì chính sự chấm dứt này lại tạo ra những lý
do thuyết phục để tiếp tục cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc trong
trường học. Tuy nhiên, chúng ta phải thận trọng khi tiếp cận với quá trình
chống phân biệt chủng tộc trong trường học, để không bỏ rơi những đứa trẻ
bởi chúng đang sống trong một thế giới rất phức tạp và tối tăm.

Tất nhiên, giải pháp là bỏ qua sự phức tạp, tối tăm đó và để đứa trẻ tự

tỏa sáng trong thế giới đó. Thế nhưng, chính lúc này, đứa trẻ đó lại đang
hòa mình vào trong đó do sự phân biệt chủng tộc ngày càng lớn. May mắn
thay, các nghiên cứu về giáo dục của các chuyên gia đã cho chúng ta có
niềm hy vọng để thoát khỏi tình trạng này và tiến tới một khái niệm mới mẻ
và triền vọng hơn: "hợp tác học tập". Bởi hầu hết những thành kiến gay gắt
xuất phát từ quá trình chống phân biệt chủng tộc trong trường học bắt
nguồn từ việc thường xuyên tiếp xúc với các nhóm thành viên khác được
coi như là đối thủ, các nhà giáo dục đã tiến hành kiểm nghiệm các mô hình
học tập hướng trọng tâm vào việc hợp tác chứ không phải sự cạnh tranh
giữa các học sinh trong lớp.

Cắm trại. Để hiểu được trật tự logic của phương pháp mang tính hợp

tác, chúng ta sẽ xem xét lại chương trình nghiên cứu hấp dẫn, kéo dài ba
thập kỷ của nhà khoa học xã hội gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Muzafer Sherif. Vê vấn
đề xung đột giữa các nhóm, Sherif quyết định tìm hiểu quá trình phát triển
của vấn đề này ở các học sinh nam trong những buổi cắm trại của trường.
Các học sinh này không biết mình là đối tượng của một thí nghiệm. Sherif

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.