THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 179

và cộng sự đã lôi kéo được chúng tham gia từ đầu đến cuối vào các trò chơi
vận động đòi hỏi sự khéo léo trong một môi trường rất gần gũi, thân thiện
xung quanh hội trại để quan sát những mối quan hệ trong nhóm.

Các trò chơi được hầu hết học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ bằng

cách chia các nam sinh thành hai nhóm nhỏ là đủ để khơi dậy cảm giác
"chúng ta sẽ đấu với họ" giữa chúng, và sau đó là kích thích sự thù địch. Họ
đặt tên cho hai nhóm (nhóm Chim đại bàng và nhóm Rắn chuông). Các cậu
bé nhanh chóng bắt đầu đánh giá thấp khả năng và thành tích của các bạn
nhóm khác. Tuy nhiên, những hành vi thù địch kiểu này không lạ gì so với
việc các cậu bé cố tình biến các hoạt động mang tính đua tranh thành các
cuộc gặp gỡ giữa các bè phái với nhau. Do các nhóm đua tranh với nhau
trong các trò chơi săn tìm báu vật, kéo co, thi đấu điền kinh nên các cuộc
khẩu chiến hay va chạm thân thể là không thể tránh khỏi. Trong suốt các
cuộc đua tranh, thành viên của đội đối thủ thường bị gán cho những biệt
hiệu không hay như "đồ lừa đảo", "đồ ăn cắp" hay "đồ hôi hám". Sau đó,
các nhóm thường bị đột kích bất ngờ, những lá cờ của đối thủ bị đánh cắp,
đốt cháy và các cuộc hỗn chiến trong phòng ăn là "chuyện thường ngày ở
huyện".

Đối với Sherif, rõ ràng là phương pháp đã tạo ra mối bất hòa thật

nhanh chóng và đơn giản: chỉ cần chia người chơi thành nhiều nhóm và để
chúng thoải mái ngồi lại với nhau trong một khoảng thời gian. Sau đó, để
cho chúng giao tranh liên tục và hết sức khốc liệt với nhau. Và kết quả là:
các nhóm pha tạp này ngày càng trở nên căm ghét nhau.

Các nhà thí nghiệm còn phải đối mặt với một vấn đề là làm cách nào

để có thể xóa bỏ thái độ thù địch cố hữu mà họ đã tạo ra. Ban đầu họ tiến
hành thử nghiệm các bước tiếp cận bằng cách đưa các nhóm lại lại nhau
hơn và thường xuyên hơn. Nhưng ngay cả khi tổ chức các hoạt động chung
rất thú vị và thoải mái như xem phim, các hoạt động xã hội thì kết quả đạt
được vẫn không tốt đẹp. Các cuộc đi dã ngoại lại trở thành cuộc chiến tranh
giành đồ ăn, các chương trình giải trí lại tạo điều kiện cho các cuộc thi hò
hét, thậm chí các phòng ăn lớn cũng bị biến thành nơi diễn ra các cuộc đánh
nhau. Sherif và nhóm nghiên cứu bắt đầu lo ngại rằng, cũng giống như bác
sĩ Frankenstein, họ đã lạo ra một "con quái vật, mà chính họ cũng không
kiểm soát nổi. Sau này, trong một cuộc tranh cãi kịch liệt, họ chợt nhận ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.