THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 247

học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông khi mà những cuộc tranh
cãi về chương trình giảng dạy giới tính vẫn còn tiếp diễn. Có hai yếu tố
khiến tôi nghi ngờ lý luận đó. Thứ nhất, các nhà tâm lý học phát triển cho
biết thông thường, ý muốn phản kháng lại sự kiểm soát của người lớn hình
thành khá sớm khi bắt đầu bước vào tuổi thanh thiếu niên. Các nhà quan sát
phi khoa học cũng nhận thấy sự phát triển sớm của những xu hướng phản
kháng như thế. Một học giả nói với chúng tôi, Shakespeare để Romeo và
Juliet ở độ tuổi 15 và 13. Thứ hai, khuôn mẫu phản ứng ở các sinh viên
trường đại học Purdue không phải là độc nhất và không thể bị quy vào bất
cứ một mối quan tâm lớn nào về sex của các sinh viên đại học. Nói chung,
khuôn mẫu phản ứng này đối với các giới hạn bị áp đặt từ phía bên ngoài là
rất phổ biến. Hạn chế tuổi đọc sách cũng gây ra những tác động như việc
cấm các chất giặt tẩy có chứa phosphate ở Florida hay kiểm duyệt bài
thuyết trình ở trường Đại học Nam Carolina: Những người bị áp đặt sẽ
mong muốn có được những thứ bị cấm hơn và kết quả là cảm thấy ưa thích
thứ đó hơn.

Những người ủng hộ việc chính thức cấm các tài liệu liên quan đến

sex trong chương trình giảng dạy học đường có mục đích rõ ràng là nhằm
hạn chế định hướng theo tư tưởng dâm dục của xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu ở Trường đại học Purdue và các
nghiên cứu khác về tác động của việc áp đặt/ giới hạn, người ta sẽ phải băn
khoăn rằng liệu bằng một phương tiện nào đó, sự kiểm duyệt chính thức có
thể không mang lại những kết quả đi ngược lại với mục tiêu đề ra hay
không. Nếu như chúng ta tin vào hàm ý của những nghiên cứu này thì sự
kiểm duyệt sẽ khiến cho sinh viên càng mong muốn có được tài liệu sex, và
kết quả là họ sẽ tự coi mình như những cá nhân có sở thích về những tài
liệu đó.

Cụm từ "kiểm duyệt chính thức" luôn khiến chúng ta nghĩ tới luật

cấm các tài liệu chính trị hay sex. Nhưng vẫn còn một hình thức kiểm duyệt
chính thức phổ biến khác mà chúng ta không nghĩ, có thể là do nó diễn ra
phía sau thực tế. Thông thường trong một phiên tòa xét xử, chủ tọa mới có
thể bác bỏ một mẩu chứng cứ hay lời khai. Trong bối cảnh này, quan tòa có
thể được coi là người kiểm duyệt mặc dù hình thức kiểm duyệt này hơi lạ.
Việc đưa ra thông tin trước ban bồi thẩm không bị cấm – cũng quá muộn để
có thể bị cấm – mà chính việc sử dụng thông tin của ban hội thẩm bị cấm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.