THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 48

nhân quyết định không thực hiện sự đồng tình miệng với người đề nghị.
Thứ hai, nạn nhân không tin người đề nghị tinh ranh đó và quyết định
không bao giờ dính dáng đến anh ta nữa. Nếu một hoặc cả hai khả năng này
xảy ra với tần suất bất kỳ, người đề nghị nên suy nghĩ nghiêm túc về việc sử
dụng phương pháp rút–lui–sau–từ–chối. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng,
phản ứng đó không diễn ra với tần suất tăng dần. Mà dường như chúng thật
sự diễn ra với tần suất thấp hơn! Trước khi tìm hiểu lý do, chúng ta hãy
cùng xem dẫn chứng sau.

Một nghiên cứu được công bố tại Canada đã hé lộ câu trả lời cho câu

hỏi: liệu một nạn nhân của thủ thuật rút–lui–sau–từ–chối có bằng lòng thực
hiện đề nghị thứ hai không? Ngoài việc ghi lại câu trả lời "có" hay "không"
của đối tượng trước lời đề nghị (làm việc 2 giờ không công mỗi ngày cho
một tổ chức sức khỏe tinh thần cộng đồng), thí nghiệm này đồng thời cũng
kiểm tra xem họ có xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ như đã hứa không.
Như thường lệ, phương pháp bắt đầu với một lời đề nghị lớn hơn (tình
nguyện 2 giờ mỗi tuần trong ít nhất hai năm) tạo ra sự đồng ý miệng cho lời
đề nghị nhỏ (76%), nhiều hơn hẳn so với phương pháp chỉ có một lời đề
nghị nhỏ (29%). Mặc dù vậy, kết quả quan trọng lại lưu ý tới tỷ lệ xuất hiện
của những tình nguyện viên; và một lần nữa, phương pháp rút lui–sau–từ
chối lại chiến thắng (85% so với 50%)

Một thí nghiệm khác cũng được thục hiện nhằm kiểm tra xem chuỗi

rút–lui–sau–từ–chối có khiến các nạn nhân cảm thấy bị mồi chài đến mức
sẽ từ chối bất kỳ lời đề nghị tiếp theo nào không. Trong nghiên cứu này, đối
tượng được nhắm tới là sinh viên đại học, mỗi người sẽ được đề nghị hiến
một panh máu trong chiến dịch vận động hiến máu hàng năm. Nhóm đối
tượng đầu tiên được đề nghị hiến một bánh mẩu sáu tuần một lần trong tối
thiểu ba năm. Trong khi lời đề nghị cho một nhóm khác chỉ là hiến một
bánh máu. Các sinh viên thuộc cả hai nhóm trên đồng ý hiến một panh máu.
Và những sinh viên sau đó xuất hiện tại trung tâm hiến máu được hỏi liệu
họ có sẵn sàng để lại số điện thoại để trung tâm có thể liên lạc với họ vào
những đợt hiến máu tiếp theo không. Hầu như tất cả các sinh viên có ý định
cho một panh máu như kết quả của phương pháp rút–lui sau–từ–chối đều
đồng ý sẽ hiến máu lần sau (84%) trong khi chưa tới một nửa số sinh viên
đã xuất hiện ở trung tâm làm vậy (43%). Ngay cả với những đặc ân tương
lai, chiến lược rút– lui–sau–từ–chối đều chứng tỏ được sự ưu việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.