193
Nh
ững đoạn video sai lạc và những buổi “thảo luận” nơi mà chỉ những đại diện của một
nhóm nh
ất định có mặt là những ví dụ khác cho sự bố trí quân bài. Ví dụ, tôi đã từng thấy
trên truy
ền hình một đoạn của một chương trình tin tức mà đã được “quảng cáo” trước đó
như một “cuộc thảo luận về việc chữa bệnh bằng phương pháp nắn xương”. Buổi thảo luận
r
ốt cuộc lại là một vị bác sĩ Y khoa nói với người xem rằng những chăm sóc về chỉnh hình
cho các trường hợp chấn thương lưng nghiêm trọng là hiệu quả hơn so với phương pháp nắn
xương. Ông ta thừa nhận rằng phương pháp nắn xương là hiệu quả hơn đối với những chứng
đau nhẹ, nhưng chỉ bởi các chuyên gia nắn xương, không giống như các chuyên gia chỉnh
hình, dành th
ời gian để trao đổi với bệnh nhân về những bài tập hữu dụng và cách ăn uống
đúng đắn. Ở đoạn đầu của chương trình “tin tức” này, người xem được thấy một bức ảnh của
m
ột bệnh nhân đang nằm sấp trên một cái bàn của bác sĩ nắn xương, và đang được thao tác
b
ởi một người phụ nữ “nắn xương”. Người phụ nữ đó tô son màu đỏ sậm và có những móng
tay dài cũng sơn màu đỏ sậm. Liệu còn lời nào để nói?
Những từ ngữ và tranh ảnh gài bẫy
Có l
ẽ cách tốt nhất để làm cho mọi người làm theo điều ta muốn – và đây là mục đích của
nh
ững người quảng cáo và tuyên truyền – là “chồng một đống” những từ ngữ và hình ảnh
n
ặng nề, gay go, tức là những từ ngữ và hình ảnh chứa đầy những cảm xúc và ý nghĩa. Coi
m
ột loại bệnh như là một “mối đe dọa tiềm ẩn” hay là một “kẻ sát nhân và kẻ làm tàn phế” là
m
ột ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ đầy kịch tính. Hình ảnh của người chuyên gia nắn xương
v
ừa mới kể đến là một ví dụ của cách dùng hình ảnh gay cấn.
Dù hình
ảnh của một người nắn xương với những móng tay dài màu đỏ có nói điều gì với
b
ạn, thì nó cũng hiếm khi gợi lên một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe chủ yếu làm việc qua
bàn tay và nh
ững ngón tay. Việc ám chỉ một căn bệnh tương đối nhẹ và tự khỏi lúc nhỏ như
rubella hay S
ởi Đức như là một “mối đe dọa tiềm ẩn” hay một “kẻ sát nhân và làm tàn phế”
m
ột lần nữa là cách sử dụng từ ngữ để làm mê muội. (Không có nghi ngờ gì, những người
vi
ết đã đề cập đến những khiếm khuyết của trẻ sơ sinh có liên quan đến rubella nếu bị nhiễm
trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nhưng, như bác sĩ Moskowitz chỉ ra, những vắc – xin cho các
b
ệnh của trẻ nhỏ có thể chuyển đổi những căn bệnh tương đối nhẹ và tự khỏi thành những căn
b
ệnh nghiêm trọng hơn lúc trưởng thành và lớn lên sau này. Do đó, vắc – xin rubella thực ra
làm gia tăng nguy cơ khiếm khuyết lúc sinh) [27].
M
ột trong những nơi tốt nhất để chứng kiến những ví dụ rõ ràng và đôi lúc đầy màu sắc về
nh
ững từ ngữ và tranh ảnh gài bẫy là phòng y tế của địa phương nơi bạn ở. Các thư mục có
ch
ứa hầu hết những công cụ tuyên truyền mà chúng ta đã thảo luận: lập luận hậu nghiệm,
nh
ững thống kê sai lạc (Chương 3), cách nói chung chung đầy màu sắc, sử dụng lời tuyên bố
c
ủa một vài chuyên gia có thẩm quyền được chọn lọc để kết luận một vấn đề, đánh đồng chủ
nghĩa, kiểu tư duy hai giá trị, bố trí quân bài, và sử dụng những từ ngữ và tranh ảnh gài bẫy.
M
ột nguồn tuyệt với khác là tờ báo địa phương của bạn, đặc biệt là những bài ca ngợi những
thành t
ựu Y học của một vài những vắc – xin hay thuốc mới. Trong cách hành văn của cả hai
ngu
ồn trên, những từ ngữ như khiếp đảm, tàn phá, chết người, tấn công, nguy hiểm, hiểm
h
ọa, và quét sạch thường được tìm thấy, đặc biệt là ở phần đầu của mỗi đoạn. Đây là những