nhỏ :
- Coi này! có một đường rầy đã rỉ sét, ăn thông vô trong hầm.
Ánh đèn trên tay Khôi run run chứng tỏ anh ta đang xúc động và Việt nghe
rõ bạn lẩm bẩm :
- Chắc chắn tụi mình khám phá ra được nhiều sự lạ!
Các đường rầy Khôi vừa thấy giống như đường rầy ở mỏ than Nông Sơn.
Đó là những đường sắt song hàng, hẹp bề ngang đặt sơ sài trên mặt đất.
Các ngách hang nằm bên ngoài cửa hầm có thể là các bến nổi khi nước
triều dâng cao. Nhưng các thuyền lớn không thể cặp vào bến này được, vì
lòng hang tuy khá rộng, song không đủ cho những thân thuyền dài xoay
chuyển.
Khôi đặt câu hỏi :
- Phải chăng đây là một thứ bến để bốc hàng bằng các xuồng nhẹ?
Lan nói :
- Tui sinh trưởng ở đây, và sống trên đảo này suốt thời thơ ấu, mà tui có
thấy ai bốc hàng, dỡ hàng chi mô? Thổ sản ở đây, ngoài cá mú, và dầu
chàm ra không còn có gì để phải chuyên chở bằng những chiếc goòng trên
đường này!
Khôi quả quyết :
- Chắc ở đây phải có một cái mỏ. Đúng rồi. Tiếng chuông mà chúng ta
nghe âm u dưới lòng đất là tiếng chuông báo hiệu giờ làm dưới mỏ.
Việt vỗ tay lên trán :
- Nếu thế, năm người mà Việt thấy sáng nay là năm thợ mỏ!
Lan trầm ngâm nhắc lại :
- Một cái mỏ! Có thiệt những người trong trại đã xuống làm việc dưới hầm
mỏ chăng? Tại sao không ai nói chi tới cái mỏ đó bao giờ cả?
Giả thuyết có một hầm mỏ giải thích được nhiều điểm nghi ngờ, ví dụ như
năm người sáng nay đã chui cửa hầm để xuống chỗ làm việc. Nhưng Việt
vẫn không thể hiểu được tại sao họ xuống hầm mỏ mà lại phải lặn dưới