đang du học ở Pháp. Tiểu thuyết Mộ dưới nước tôi viết ở Paris, còn Trôi
trên Vịnh tôi viết ở Orléans, trong khu vườn có cây mộc lan. Để phát hiện
ra chất ura của quê hương mình, tôi cần có khoảng cách với nó.
Hẳn là dĩ nhiên, quá gần đối tượng sẽ không nắm bắt được đối tượng.
Trường hợp của tôi còn hơn cả gần quá, có thể nói là tôi quyện chặt với nó.
Từ nghĩa địa sau lưng làng, có thể bao quát các dãy nhà và vịnh. Nói là
vịnh, nhưng nó không thông ra biển. Những ngọn núi nhập nhằng bởi bờ
biển hình dạng răng cưa chắn tầm mắt. Từ nghĩa địa chỉ thấy vịnh như bờ
hồ nhỏ. Biển bị khép lại, không có nơi thoát. Khi ở đó tôi muốn thoát ra.
Nhưng đồng thời, tuy không phải như anh trai tôi, hầu như không có ngày
nào không ra nghĩa địa trông coi hoa cành trưng trước mộ cho khỏi héo, tôi
cũng hay ra nghĩa địa. Từ đó tôi ngắm vịnh nhuốm một màu xanh thẳm và
phong cảnh xung quanh nó mãi không chán. Nghe tiếng người nằm dưới
mộ kêu dừng chân: đẹp thật phải không, thung dung thong dong ngắm cảnh
nhé. Dù không phải vậy nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy khó rời nơi
này. Sự êm đềm của vịnh nằm yên bình giữa các dãy núi cũng lan đến tôi.
Rốt cuộc tôi đi học đại học ở Tokyo, ra khỏi cái làng ven biển này.
Nhưng khi muốn viết thì bối cảnh tôi chọn đầu tiên là vùng đất này. Có lẽ
bằng việc viết, tôi muốn lấy lại cảm giác kỳ lạ về sự tồn tại của tôi khi ngồi
ngắm vịnh và sự gắn bó với vùng đất này.
Khi vào đại học tôi cũng không ngờ có ngày mình sẽ viết tiểu thuyết. Tôi
đã muốn trở thành học giả hoặc nhà nghiên cứu. Vì vậy mà tôi học lên cao
học. Lúc ấy ở làng tôi hầu như không có ai học lên cao học. Nghe tin về tôi,
cụ Shi-chan, một người được cho là hóm hỉnh nhất làng đến nhà tôi ngao
ngán nói: “Đại học không đủ sao mà lại đi học thêm nữa zậy. Hay là mày
ngu thật hả?”
Ở cao học tôi nghiên cứu về nhà triết học Pháp Michel Foucault được
biết đến với những công trình như Lịch sử chứng điên, Từ và Vật
. Nhưng
nói thật, nghiên cứu về anh cu tội nghiệp này, xin lỗi về cụ – một đại trí