TIẾNG HÁT NGƯỜI CÁ - Trang 188

khác nhau. Nói vậy chứ dù gì cách nhìn cách nghĩ của ai cũng bị quy định
bởi môi trường sinh ra lớn lên, đó là một sự thật.

Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là không phải vì thế mà cuộc đời nhà

văn, nhân cách nhà văn trực tiếp phản ánh vào tác phẩm. Ở quê tôi mọi
người khi bắt đầu câu chuyện thường hỏi về gốc gác, bà con họ hàng, nghề
nghiệp như là “đó là người nhà nào, họ hàng với ai, làm gì,” hoặc tệ hơn
nữa còn hỏi luôn cả là “thu nhập cao không” v.v..., có lẽ vì thế mà tôi quan
tâm về con người nhà văn, dấu tích của họ.

Tác phẩm có thể như là con cái, anh chị em của tác giả. Cũng giống như

tuy biết rằng con cái của người mình kính trọng không phải chắc chắn được
hưởng di truyền cái hay cái giỏi của cha mẹ, nhưng vẫn muốn nghĩ tốt về
nó. Rồi ai cũng biết cái khổ cái nghèo không làm cho con người phong phú
hơn, nhưng cũng hay gặp trường hợp ngược lại. Hoặc đọc một tác phẩm rơi
nước mắt mà sau đó biết trong đời thật ông nhà văn này chẳng ra gì, tuy
không thể bắt ông trả lại tiền mua sách và thời giờ đọc sách đi nữa, nhưng
cũng cảm thấy mất mát, phải không?

Tôi nghĩ dù có thể thất vọng đi nữa (nhưng trước đó khả năng nhà văn

kia thất vọng vì cái thằng đến nghe chuyện mình ngu thế chắc cao hơn
nhiều), nhân lúc tác giả còn sống tôi vẫn muốn gặp. Niềm vui của người
nghiên cứu văn học đương đại là có thể gặp nhà văn hỏi chuyện.

Và như vậy tôi đã đi đến đảo Martinique để gặp Patrick Chamoiseau và

như tôi sẽ nói sau tôi cũng đã đến thăm nhà văn Marie NDiaye mà tôi
ngưỡng mộ và chồng bà là nhà văn Jean-Yves Cendrey.

Khi du học ở Pháp tôi hay đến dự các buổi đọc thơ do các hiệu sách tổ

chức. Tuy thời giờ ít ỏi nhưng tôi đã có nhiều dịp trao đổi với các nhà văn.
Lần nào cũng đều khó quên.

Nhưng cuộc gặp gỡ có ý nghĩa quyết định đối với tôi là vào khoảng một

năm sau khi tôi đến Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.