quở mắng sự sa đọa tinh thần của trẻ con, nhưng cơ hồ họ vẫn giữ lòng
kính trọng đối với thầy. Họ cảm thấy sau cái cười do sự hiện diện của thầy
gây nên có phần nào đó êm ấm như tấm khăn bông vừa mới giặt xong. Nếu
không thì trong những cuộc bầu cử làm sao thầy được phiếu, tuy là ít ỏi.
“Ờ, không làm được hiệu trưởng, hiệu phó nhưng là người thài tốt.” Ông
Hidaka nói. Như mọi lần, bộ tứ đứng nói chuyện trước cư xá đồn cảnh sát.
“Đúng, đúng. Không ai tốt như thài cả.” Ông Hashimoto gật đầu nói như
đinh đóng cột.
“Mày tốt nghiệp được là nhờ thài với tụi tao đó.” Ông Hidaka cùng với
ông Iwaya, Ken Anh chọc ông Hashimoto.
“Thài đến cúi đầu xin: ‘Hashimoto không đủ ngày đi học, tụi bay chia
ngày cho nó.’ Ông Iwaya kể chuyện xa xưa. Ông Hashimoto vì phải giúp
bố làm thợ rừng nên sống trong túp nhà lều làm bằng củi trong núi và hầu
như không đến trường.
“Đúng rồi, đúng rồi. Thài cũng đến chỗ tao nhờ. Lúc đó có anh của ông
nội, cụ Hide ở nhà.” Ken Anh nói.
Anh của ông nội Ken Anh, cụ Hide vốn là lính cận vệ. Cả Vũng mừng cụ
Hide lên đường đi Đông Kinh
. Mọi người đều biết, còn hơn cả một công
việc, đấy là vinh dự được bảo vệ Hoàng cung nơi ngự của Đức hoàng
thượng chí tôn chí kính. Leo lên ngựa, lưng duỗi thẳng tắp, cụ Hide nhìn
xuống họ hàng bạn bè tiễn đưa rồi dừng ánh mắt ở em trai.
“Các ngươi! Ta lên đường đi Đông Kinh đây. Kể từ ngày hôm nay ta gửi
gắm gia tộc của dòng họ Mieda cho em trai Keinosuke. Keinosuke! Mọi
việc đã giao cho ngươi rồi đó.” Nói xong cụ thúc ngựa oai hùng chạy xa
dần khuất bóng. Phong thái oai phong lẫm liệt của cụ được truyền kể lại,
cái câu “Các ngươi! Ta lên đường đi Đông Kinh đây” được đám trẻ con
trong Vũng nhớ mãi một thời.
Vợ cụ Hide mất sớm, cụ không có con nên sau khi về hưu sống với gia
đình em trai Keinosuke, người được gửi gắm gia tộc. Cụ dùng tiền để dành