Thế Lữ
Tiếng Hú Ban Đêm
Vàng và máu (III)
uan châu Nga Lộc chẳng bảo thầy mo nào hết.
Cánh cửa vừa khép lại, ông ta liền thắp lên một ngọn đèn
nữa, hăm hở kéo tờ giấy gần lại, suy tư nghĩ ngợi.
Mặt ông Châu hồng lên và lộ vẻ mừng rỡ. Ông ta bắt đầu
xét lại mảnh giấy của người Thổ Kao Lâm rất cẩn thận, vì
ông biết rằng hiểu được ý tứ của những câu chữ Hán viết
trên đó, ấy là phá được cái tường bí mật của thần giữ của và cắt nghĩa rành
mạch được các điều kỳ dị xảy ra.
Những hình vẽ ngây dại và mấy hàng chữ viết rất tốt, tuy bị nước thấm ố
hoen, song vẫn rõ ràng lắm: Nét mực cũ đã ăn sâu xuống mặt tờ giấy ướt và
dầy. Hình bên trái vẽ một người áo cộc quỳ lên, hai tay cầm một tờ giấy giơ
thẳng ngang mặt như người đọc sớ. Ông Châu đoán có lẽ nó muốn chỉ bảo
phải trân trọng giữ lấy và theo những lời mầu nhiệm của mấy hàng chữ Hán
kia. Bó đuốc, vẽ ở bên trái, ngọn lửa cháy và bốc khói lên, chắc hẳn chỉ về
sự tối tăm, hiểm hóc trong hàng thần; hoặc ý bảo phải tìm xét cho hiểu thấu
những nghĩa ẩn trong mấy câu kia, mấy câu mà người Thổ Kao Lâm gọi là
những lời thần chú.
Ông đọc qua một lần mấy hàng chữ nho. Rồi ông đọc lại lần thứ hai và thứ
ba; làm như cứ nhắc lại như thế thì sẽ thấy cái nghĩa ẩn trong đó:
Miệng có hai răng;
Ba chân bốn tay;
Mày vào trăm chân;
Mày lên ba tay;
Tên mày là đá;
Đá sinh trứng đá;
Trứng đá giữ của;