nam nữ, chiếm riêng khu lầu ba kèn trống nhăng nhít om sòm. Nghe nói là
chúng nó chuẩn bị dự thi Hội diễn Văn nghệ Nghiệp dư gì đó trong tháng
tới.
Nhưng dù rối rắm đờn ca cách nào thì chúng nó cũng không làm điếc tai
hàng xóm bằng những cái loa buộc ngang lưng cột đèn, chĩa về phía khu
xóm đông đúc mà ra rả suốt ngày. Cụ Năm có tật thức khuya. Thông
thưởng một, hai giờ sáng cụ mới chợp được mắt. Nhưng y như rằng mỗi
khi cái loa trước cửa bắt đầu ọ, ẹ, nhìn ra đồng hồ, cũ đã thấy chỉ 5 giờ.
5 giờ sáng, trời còn tối mò, nhưng tiếng con nhỏ Thu Sương bên nhà chả
cá Thanh Sơn đã the thé lên giọng gào bà con thức dậy tập thể dục để xây
dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới. Có nhiều tiếng chửi thề ở
ngay vách kế bên. Nhưng kêu ca gì thì cũng phải xuống đường. Riêng một
khúc từ đầu ngã tư cho đến đầu con hẻm lối đi tắt ra chợ cũng đã đầy ắp
những người. Già, trẻ, lớn, bé vừa làm động tác, vừa nhìn nhau ngô nghê
ngọng nghịu. Chưa mấy ai quen sinh hoạt kiểu đó. Thằng Thắng con má
Tư, hôm đầu thấy bà ngoại không ra tập liền giở giọng hối thúc, bị cụ Năm
chửi cho một thôi một hồi:
- Tập cái con mẹ nhà mày. Tao già rồi tập để chi? Sao mày không xuống
hối ba mày dậy?
Thằng nhỏ lè lưỡi:
- Ba con hả ngoại? Chả chơi ! Lớ quớ hối ổng, ổng đập chết.
- Vậy mà mày đi giảng nghĩa lý với tao ! Tao nói cho mày hay, cơm có
lưng bụng đó, liệu mà giữ sức. Hò hét cho lắm vào, nghĩa lý đâu không
thấy, chỉ thấy đói nhăn họng ra. Chả còn cơm nguội như hồi xưa mà lục
đâu.
Thằng Thắng bị lôi từ cái lý tưởng khỏe, đẹp, xây dựng nếp sống mới
xuống cái thực tế lục nồi khi bụng đói meo, chợt thấy cụt hứng, nên tiu
nghỉu bước ra hè phố.
Được hai hôm, cả nó lẫn ba phần tư đám đông bỏ cuộc, mặc cho loa kêu
réo suốt tử 5 giờ sáng cho đến khi phố phường đã sáng rõ, xe cộ bắt đầu
qua lại nhộn nhịp. Mọi người tưởng rồi Ủy ban Nhân dân Phường sẽ có