- Thôi má hơi đâu mà tức cái chuyện đó. Thời buổi này, má để tâm vào
những chuyện đó thì sẽ có ngày rắc rối đó.
- Thời nào thì thời chớ, có khi nào ranh con nứt mắt ra mà đã dám lên
mặt dạy dỗ người già đâu.
- Ủa, thế má không nghe chú Hòa kể chuyện hôm qua bị đám con nít
bẩy, tám tuổi đứng ở đầu phố thổi tu huýt chặn xe lại sao?
- Làm chi vậy?
- Chúng nó dậy dỗ chú Hòa không nên để tóc dài. Nếp sống văn hóa mới
mà !
- Đầu thằng Hòa mà dài cái giống gì. Sao thằng Sinh tóc nó như tóc con
gái mà nó vẫn ra vô Phường gẩy đàn, có sao đâu?
- Chưa đâu má ơi. Bây giờ cần, họ còn để yên. Mai mốt rồi coi, nói
không nghe, nó đuổi tuốt đi Kinh tế mới, chừng đó đừng có kêu trời.
Bà Năm nhớ đến trường hợp của mình. Lời cảnh cáo của con bé Thu
Sương làm bà hơi chột dạ. Tuy nhiên bà vẫn nói cứng:
- Tao già rồi, tao chẳng họp hành gì hết ráo. Có giỏi bắt tao đi Kinh tế
mới coi.
- Má nói cứng vậy, chớ lúc có lệnh đi là phải đi tuốt. Má có nhớ tuần
trước cái gia đình ở bên Tân Bình bị liệng lên xe không? Có đủ già, trẻ, lớn,
bé đó. Đâu có phân biệt gì. Thôi, tối nay họp Tổ dân phố, má cố qua họp
một hôm đi.
- Họp ở đâu?
- Bên nhà ông Cường thợ giầy đó.
- Ý thôi đi mày! Tao đã thề không ngó tới nó rồi mà. Hồi xưa nó gọi tao
là đĩ già không nên nết, tao đánh nó một guốc phun máu đầu, mày không
nhớ sao?
- Ôi chuyện xưa cũ rích rồi, má nhớ làm chi. Má không siêng đi họp, nó
báo cáo là phản động, mệt lắm đó má.
- Phản động! Tao già rồi mà phản động cái nỗi gì. Con mẹ mày, mày
cũng một giọng như tụi nó đem ra để hù tao hả ? Nói cho mày hay, tao