Do anh
–
trang 44/77
- cuộc sống bế tắc. Tất cả cũng chỉ là phản xạ có điều kiện, phải vậy không?
- Đúng.
- Tƣơng tự nhƣ vậy. Sợ hãi là một phản xạ có điều kiện. Do vậy, hãy loại bỏ cảm
giác sợ hãi trƣớc khi nó chi phối cuộc sống của anh, bằng cách thực hiện những
điều anh cảm thấy sợ hãi. Thật ra, việc loại bỏ này không khó khăn nhƣ nhiều
ngƣời thƣờng nghĩ. Nó đơn giản nhƣ xóa bỏ những phản xạ có điều kiện khác.
Anh biết không, việc làm này có thể tiếp thêm cho anh sự tự tin cũng nhƣ cảm
giác hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn.
- Có thật là con ngƣời không có điều gì để sợ hãi sao? – Tôi hỏi.
- Đúng nhƣ vậy. Nếu anh đƣợc gặp các vị thánh tăng ở Sivana, anh sẽ cảm nhận
đƣợc điều này. Từ đôi mắt, dáng đi đến cách ăn nói của họ đều toát lên vẻ tự tin.
Tôi sẽ kể anh nghe một vài điều khác, John.
- Điều gì vậy? – Tôi vội hỏi.
- Anh có nhận thấy bây giờ tôi cũng không lo sợ điều gì? Trƣớc đây tôi bị giam
cầm trong chính lối suy nghĩ sói mòn vào cuộc sống thiếu cân bằng của mình.
Nhƣng những ngày sống ở Sivana đã giúp tôi đạt đến cảnh giới cần thiết để cảm
nhận đƣợc nguồn năng lƣợng tự nhiên cùng với những tiềm năng của mình.
Thêm điều này nữa, John. Khi loại bỏ đƣợc hết mọi sợ hãi trong tâm trí, anh sẽ
cảm thấy khỏe khoắn và trẻ trung rất nhiều đấy.
- À, sự kết hợp giữa tâm trí và cơ thể cũ kỹ. – Tôi xen vào.
- Hardly đã từng nói: “Nụ cƣời tƣơi tắn sẽ làm bừng sáng cả khuôn mặt của
anh”. Khi còn ở Sivana, các vị hiền triết còn chia sẻ với tôi một nguyên tắc khác
về cách khơi dậy năng lƣợng trong con ngƣời. Tôi nghĩ chúng sẽ rất hữu ích đối
với anh khi anh muốn đạt đƣợc sự tự chủ về nhân cách. Triết lý đó đƣợc đúc kết
nhƣ sau: Điều khác biệt giữa những ngƣời vĩ đại với ngƣời bình thƣờng là ở chỗ
họ làm đƣợc điều mà chính bản thân họ không thích.
Những ngƣời đƣợc khai sáng thật sự luôn sẵn sàng cho cuộc sống đầy đủ lâu dài. Vì
vậy họ thƣờng giải quyết những điểm yếu và nỗi sợ hãi của bản thân một cách triệt
để, thậm chí ép mình vào vùng vô thức, vốn mang lại cảm giác không thoải mái. Với
sự thông thái của Kaizen, họ liên tục hoàn thiện bản thân. Dần dần, mọi chuyện trở
nên dễ dàng hơn và nỗi sợ hãi sẽ biến mất.
- Vậy anh đề nghị tôi phải thay đổi bản thân tôi trƣớc khi muốn thay đổi cuộc đời
mình? – Tôi hỏi.
- Đúng vậy. Tôi sẽ kể với anh một câu chuyện mà tôi đã đƣợc nghe từ một ngƣời
thầy mà tôi rất ngƣỡng mộ. Chuyện kể về hai cha con nhà nọ. Sau một ngày làm
việc vất vả, ngƣời cha về nhà và thả mình trên ghế xô – pha đọc báo.Thế nhƣng
cậu con trai của ông lại muốn cha chơi đùa với mình nên không ngừng làm
phiền ông. Cuối cùng, ngƣời cha cầm lấy một bức hình trên báo và xé nhỏ nó ra.
Ông bảo với cậu con trai: “ Con hãy xếp chúng lại thành một bức hình hoàn
chỉnh”. Ông hy vọng những mảnh vụn sẽ khiến cậu bé bận rộn và không quấy
rầy ông. Mặc dù rất kinh ngạc trƣớc hành động của cha, cậu con trai vẫn vui vẻ
thực hiện yêu cầu ấy. Chỉ sau 5 phút, cậu trở lại gặp cha với bức tranh hoàn
chỉnh. Ngƣời cha vô cùng ngạc nhiên trƣớc khả năng của con mình. Ông hỏi:
“Làm sao con có thể làm được điều này?” Cậu con trai mỉm cƣời, trả lời: “Mặt
sau của bức tranh này là hình của một ngƣời. Con căn cứ vào đó để sắp xếp lại
bức tranh này”.
- Một câu chuyện rất thú vị, Julian. – Tôi nhận xét.
- Anh thấy đó, những ngƣời thông thái nhƣ các vị hiền triết ở Sivana đều nắm bắt
đƣợc bí quyết của hạnh phúc. Họ hiểu đƣợc rằng: Hạnh phúc đến từ nhận thức
của bản thân mỗi ngƣời. Khi anh làm những gì mình thích, chắc chắn sẽ tìm
thấy cảm giác mãn nguyện thật sự.