trở về thì thật là phí công.
La vứt chiếc vớ của Viễn lên giường:
- Một việc nhỏ mà cũng tính đi suy lại như mầy thì thà rằng chết đi còn
hơn. Tụi mầy có muốn đi hay không nói mau lên?
Hiếu Thành đáp:
- Đi chớ. Ở hoài trong ký túc xá chán. Nếu không xem được, bọn mình xem
như là đi một vòng dạo phố, có gì đâu, đi mầy Viễn.
Minh Viễn nhìn hai người. Chàng nghĩ rằng nếu có ở nhà cũng chỉ làm mồi
cho muỗi, chi bằng thiểu số phục tùng đa số. Viễn liền đi thay đồ. Ba người
đi ra bằng ngõ sau của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Từ trường đến Trùng
Khánh có hai lối, một đến Bàn Khê, cầu Hóa Long sẽ đến Trùng Khánh.
Đường khác đi đến chùa Tướng Quốc, qua đò trên sông Ngưu Giác, rồi
vượt khỏi chùa Thượng Thạch, cửa Lương Lộ, ải Quan âm, đường Dân
Sinh là đến thành phố. Nếu đi theo lộ trình một thì hơi xa nên đa số sinh
viên nghèo đi theo lộ trình hai.
Ba người bắt đầu lên đường. La trông tươi hẳn lên vì nó là thằng thích xem
kịch nhất. Bao nhiêu vở kịch trình diễn tại Trùng Khánh nó không bỏ qua
một vở nào. Mười lần La vô xem là chín lần vô lậu. Bàn về nghệ sĩ nó
thuộc làu làu. Người nào đẹp, người nào giỏi, người nào hát hay, nó nói
huyên thuyên không hết. Trong số ba người, Minh Viễn là người trầm lặng
ít nói nhất, Hiếu Thành cũng không mấy hoạt bát nên dọc đường chỉ có La
oang oang cái miệng.
Đi đến đường Dân Sinh, rẽ sang Phu Tử Miếu để đến rạp Quốc Thái. Trong
khi đang đi La bỗng thúc cùi chỏ vào hông Hiếu Thành nói:
- Mầy có thấy con bé tóc thắt bím đi đàng trước kia không?
Thành nhìn trước hỏi:
- Ai vậy?
- Hoa khôi Sa Bình Bá đó mầy. Cha nàng là một nhà thơ nổi tiếng nhưng đã
chết cách đây mấy năm rồi.
Hiếu Thành hỏi:
- Mầy rành quá nhỉ Nhà nàng bây giờ làm nghề gì?
- Chẳng làm khỉ gì cả. Gia tài có mấy mẫu ruộng sống qua ngày thôi. Năm