mãnh liệt. Cuối cùng con người trung hiếu đã thắng nên chàng thở ra nhẹ
nhõm:
- Không, thưa bác, cháu không thể làm như vậy được. Cháu không thể
mang danh bất hiếu với dượng cháu được.
- Vậy thì cấm cậu đi lại với Hiểu Đan. Cậu phải chọn một trong hai người
là Hiểu Đan và dượng cậu.
Như Phong lắc đầu:
- Thưa bác, bác không nỡ lòng bắt buộc một người con phải xa lìa cha mẹ
thì bác cũng không nỡ bắt cháu xa dượng, Đời cháu chỉ có dượng vì dượng
là người duy nhất đã nuôi dưỡng cháu từ khi mới lên 10. Giờ đây cháu đã
thành danh, không một lý do nào có thể phụ Ơn được. Xin bác rộng xét cho
cháu nhờ. Cháu không thể vì một người con gái mà quên đi kẻ đã nuôi
mình.
- Nói vậy trong lòng cậu chỉ có hình bóng dượng mà không có Hiểu Đan ?
- Thưa bác, nói vậy tội nghiệp cho cháu. Trong lòng cháu luôn luôn có hình
bóng của hai người tất cả đều quan trọng như nhau, không đố kỵ nhau.
Cháu không thể vì người này mà bỏ người kia.
- Nhưng nếu hai người đố kỵ nhau thì sao? Cậu chọn bên nào?
- Với cháu, hai người không thể đố kỵ nhau được ?
- Nếu có thì sao?
Như Phong nhìn Phương Trúc một lúc rồi quả quyết:
- Cháu không thể bỏ rơi bất cứ bên nào, không thể xa dượng cũng không bỏ
Hiểu Đan.
Bà mệt mỏi ngồi xuông ghế:
- Thôi được, cậu đi đi. Hiểu Đan không thể tiếp tục giao du với cậu nữa.
Riêng phần cậu, dĩ nhiên tôi không chút quyền hành nhưng cậu nên nhớ
một điều là Hiểu Đan lúc nào cũng phải nghe lời tôi. Không có sự bằng
lòng của tôi, nó không bao giờ dám giao du với cậu nữa. Tôi tin chắc thế.
Như Phong ngồi đó như người vừa thất trận. Chàng biết lời nói ấy của
Phương Trúc là sự thật, vì Hiểu Đan nhút nhát, lúc nào cũng sợ mẹ. Nàng
thà để tim mình rỉ máu chứ không bao giờ muốn nhìn một giọt nước mắt
của mẹ chảy vì mình. Chàng nắm chặt tay ghế, gắng thuyết phục Phương