Sương Sương về vẫn còn kịp thì giờ để đón. Bởi vậy, chàng đi nhanh ra
ngoài, lấy xe gắn máy chạy như bay đến ty cảnh sát.
Đến nơi, chàng thấy xe hơi màu xám nhạt đang đậu ngoài cửa. Chàng liền
đi vào phòng thì gặp Sương Sương đang ngồi trên chiếc ghế dài, đôi mắt
bần thần nhìn ra ngoài, đầu tóc bù xù. Cái vẻ khỉ mọi ngày đã biến mất, để
lại sự bơ phờ trên nét mặt nàng.
Nhìn thấy Như Phong bước vào, Sương Sương mừng quýnh lên như một
đứa trẻ lạc mẹ lâu ngày. Nàng đứng dậy thật nhanh, đôi môi mấp máy, mắt
đỏ hoe và ràn rụa nước mắt.
Như Phong đến vỗ vai Sương Sương an ủi, rồi đến bàn nhân viên cảnh sát
để làm giấy nhận lãnh, nào ngờ thủ tục quá ư phiền toái! Người nhân viên
cảnh sát thì miệng bô bô nào là Sương Sương đã vượt qua ba đèn đỏ với tốc
độ tối đa khiến nhân viên công lộ phải rượt theo lắm vất vả. Khi bắt được
nàng còn cự tuyệt nhân viên công lực, không chịu cho biết tên cha me...
Cuối cùng ông còn xổ một hơi luân lý:
- Chúng tôi biết cô ta là con nhà giàu nên cứ tự do vi phạm luật lệ giao
thông, chỉ cần cha mẹ mang tiền đến đóng phạt là được lãnh về, dễ ợt! Tuy
nhiên, tôi thiết tưởng rằng con gái chừng ấy tuổi mà cứ vác xe đi rông
ngoài đường e có ngày xảy ra án mạng xe cộ rồi vào khám ngồi thì quá
uổng. Bây giờ, cái lứa choai choai này toàn là con nhà giàu, dư công, dư
của, suốt ngày phá rối ngoài đường, phiền phức chúng tôi quá. Chúng tôi
phải khó khăn lắm mới bắt chúng được thì cha mẹ chúng chỉ cần đến đóng
tiền phạt là được nhận về ngaỵ Thế rồi, ngày mai, chúng tôi lại phải đi bắt
nữa. Đời này hễ có tiền là được, là muốn làm gì thì làm. Tôi chẳng hiểu cha
mẹ chúng sinh con ra sao không biết giáo dục? Nếu chúng là con tôi, tôi sẽ
đánh cho một trận chí tử rồi nhờ chính quyền nhốt đầu ba tháng xem chúng
có còn như vậy không cho biết.
Như Phong nhận thấy lời lẽ của cảnh sát viên ấy chân thật nên chàng chỉ
cười không nói gì. Sương Sương thì tức muốn điên lên.
Thủ tục xong, Như Phong và Sương Sương ra xe. Hai anh em hè nhau
khiêng chiếc gắn máy bỏ sau xe, rồi Như Phong lái, Sương Sương ngồi bên
cạnh.