chê nàng vừa gày vừa nhỏ, mặt mũi bầm dập, buồn rầu, khốn khổ, quyết
không mua nàng về, cho dù chỉ để làm một nha đầu hầu hạ. Buổi tối đó,
người thím đánh nàng một trận rồi không ngừng mắng nhiếc “Nhìn bộ dạng
trông chẳng khác nào của nợ, nuôi mày cũng chỉ tốn cơm tốn gạo. Tao còn
phải bỏ tiền chôn cất mẹ mày, bây giờ mày ăn của tao, mặc của tao, tao lấy
mày ra để xả giận cũng là điều đương nhiên.”
Nói tóm lại, bất luận nàng làm cái gì, nói cái gì, thậm chó không làm
không nói gì cũng đều sai cả. Thời gian lâu dần, nàng nhận ra dù có khóc
bao nhiêu thì cũng chẳng thể thay đổi được sự thật, cây gậy kia vẫn cứ
không ngừng quất lên người nàng. Từ ấy, nàng biết cách yên phận, không
khóc lóc thêm một lần nào nữa, bởi vì tiếp tục sống mới là điều quan trọng
nhất.
Sau đó, có người dùng tiền tìm người nhập cung làm cung nữ thay con
mình, người thím thấy tiền mờ mắt, bán nàng đi mà không hề do dự.
Một khi đã vào cung thì phải mất quãng thời gian mười năm mới có thể
ra ngoài.
Trong mười năm nay, nàng đã học cách không quan tâm đến bất cứ
chuyện gì, trở thành một con người ‘vừa câm vừa điếc vừa mù’ chỉ biết cắm
đầu làm việc. Nàng từng nghe mọi người chửi rủa sau lưng, nàng là kẻ
không máu không nước mắt, không biết thế nào là đau khổ. Đau khổ, có ai
mà không biết? Chỉ có điều biết đau khổ cũng chẳng thay đổi được sự thật,
đối với nàng mà nói, chỉ cần tiếp tục sống là được.
Thực ra vào ‘lần đầu tiên’ ở Bách Hoa Đường, cảm giác đau đớn như
thể toàn thân rã rời, xương tan thịt nát đó vẫn chẳng thể khiến nàng rơi lệ.
Nỗi đau đến quặn thắt tim gan, đến mức khiến nàng muốn khóc, thế nhưng
chẳng thể nào tuôn trào nước mắt, bởi vì nàng đã từng nếm trải cảm giác
đau đớn đến mức khóc cạn nước mắt.