Cô rất muốn được một lần nào đó xem biểu diễn ca nhạc. Và cô rất thích
Madona. Cô đã không dám tin khi Jakob rất tự nhiên đứng trước cô ở sảnh
và tươi cười hỏi:
- Thế nào? Chúng mình đi chứ?
Mẹ và dượng đã biết mọi chuyện từ lâu, chỉ có điều họ giữ bí mật. Cô
không cầm được nước mắt.
Jakob nói rằng sau buổi biểu diễn, họ sẽ phải ngủ lại ở Berlin. Suốt ba
tháng trời anh phải liên hệ với quỹ dành cho người bệnh và một phòng
khám ở Berlin để mượn thiết bị. Hai ngày trước sinh nhật cô, anh phải đi
Berlin từ sáng sớm để lắp đặt mọi thứ trong khách sạn. Tối anh lại về và ở
bên cô như mọi đêm.
Có bốn mươi ngàn người đến xem buổi biểu diễn. Jakob đứng cạnh cô
trong bộ complê và với cái cravát buồn cười ấy và cũng nhảy cẫng lên cùng
đám đông hệt như cô. Khi Madona bước ra chào khán giả đang vỗ tay
không ngớt, cô quay lại và hôn vào má anh. Chưa bao giờ cô hạnh phúc
như buổi tối hôm đó.
Hôm sau, họ đi cùng với Madona đến Dachau. Mặc dù biết rằng báo chí
vẫn khuyếch trương mọi chuyện, nhưng cô vẫn cảm động thế khi đọc rằng
“Madona đã đến thăm Dachau”. Thực ra không hoàn toàn chính xác là họ
đi cùng Madona: chị ấy bay trên chiếc trực thăng của mình, còn họ đi bằng
ôtô cùng ngày hôm đó. Đó là sáng kiến của Jakob.
Tất nhiên là cô đã biết về các trại tập trung từ hồi còn ở trường. Lần nào
đọc nhật kí của Anna Frank theo gợi ý của bà nội, cô cũng khóc. Từ khi
bức tường Berlin sụp đổ, họ nói về điều đó ở trường thường xuyên hơn và
cụ thể hơn rất nhiều. Cô đọc về chúng mỗi khi có thể, nhưng sự trừu tượng
của chúng cho phép cô phần nào đồng ý với điều đó và không nghĩ rằng
người Đức đã làm điều đó cho thế giới. Nhưng ở đây chẳng có gì là trừu
tượng. Những ngôi nhà lụp xụp, những bức tường lỗ chỗ vết đạn với những
hình thập tự và những ngôi sao David được khoét ra, những ngọn nến màu
trên từng bước chân, những bông hoa trên những chiếc xe cạnh lò sưởi,
những bông hoa được bó lại bằng những sợi dây màu ngay trên cành gai,
những ống khói và hàng ngàn bức ảnh trên tường. Những cái đầu cạo trọc,