Bá tước đờ Perắc nhướn mày lên.
- Với Kêple? - Chàng hỏi, giọng nói thoáng nghi ngờ.
- Sao lại không?
Một lần nữa nữ công tước lại nhìn chàng, táo bạo
- Theo ông thì một người phụ nữ không thể hiểu nổi những định luật mà
Kêple đã nói ra từ những công trình quan sát các giai đoạn của sao Hỏa phải
không? Tôi xin nêu mấy điểm cụ thể. Trước hết quỹ đạo của Hỏa tinh là
những hình elip mà mặt trời chiếm một trong hai tâm điểm của nó. Sau nữa,
những khu vực bị quét bởi những vectơ đi từ tâm mặt trời đến tận Hỏa tinh
tỉ lệ thuận với thời gian, dùng để miêu tả những khu vực ấy, tức là để đi qua
chúng, và cuối cùng người ta đã khẳng định được rằng
bình phương của thời gian quay của Hỏa tinh tỉ lệ thuận với lập phương các
trục lớn trên chiều dài của quỹ đạo.
- Đấy là những định luật mà từ đó Newton, nhà khoa học người Anh, rút ra
định luật vạn vật hấp dẫn trong đó có lực hút của mặt trăng - Perắc kết luận
sau khi hết sức chăm chú lắng nghe bà công tước đờ Môđribua.
- Angielic tiếp nhận tiếng vọng giọng nói của chàng như một thông điệp bí
mật. Lần này thì không còn nghi ngờ gì nữa, chàng xúc động sâu xa vì
những lời chàng vừa trao đổi với nữ công tước đờ Môđribua, trong lúc tất
cả những người khác không ai hiểu gì hết.
Nàng cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe hầu tước đờ Vinlơđvray một lần nữa
đánh tan ảo ảnh. Không thích đóng vai phụ, ông ta hỏi.
- Chúng ta hãy quay trở lại mặt trăng! Nó ở gần chúng ta hơn là những
trung tâm vô hình rắc rối của bà. Thưa bà công tước, cho tôi hỏi một câu
nữa về thủy triều để giúp tôi trong việc cầm lái tàu. Nếu chấp nhận một sự
dày lên của mặt trái đất vì phía bán cầu ngoảnh về hướng mặt trăng vào lúc
nó đang hút, thì làm sao cũng một hiện tượng ấy lại có thể xảy ra ở các đối
điểm, phía bên kia địa cầu.
Bà công tước nhìn ông hầu tước với một nụ cười thương hại.
- Thưa ngài - Bà ta dịu dàng - Trái đất là cái gì trong hệ thống mênh mông
các hành tinh vây quanh