TỔ CHỨC GIA ĐÌNH - Trang 15

Nên ông nhà là công chức hay làm thợ mà 7 giờ tối về nhà, mặt nhăn nhó,

bơ phờ và quạu quọ, chán ngán là tại đâu chắc bà đã đoán được?

Thật vậy, công việc của phần đông đàn ông chúng tôi buồn nản hơn công

việc nội trợ của các bà nhiều lắm. Chúng tôi phải làm hoài vài ba việc còn các
bà được thay đổi hàng chục việc trong ngày: nào may vá, thêu thùa, đi chợ, lựa
áo, nấu nướng, quét dọn, giặt giũ, dạy văn cho em nhỏ, giữ sổ sách, lập thực
đơn, trồng rau tưới vườn, nuôi gà, vịt...

b. Bà được tự do.

Các bà lại sung sướng hơn chúng tôi là được hoàn toàn tự do, chính mình

làm chủ. Chúng tôi, ngày mưa cũng như ngày nắng, mùa đông cũng như mùa
hè, phải tới sở, tới hãng cho đúng giờ, trễ năm phút cũng bị người trên quở.
Khi đau ốm, phải xin phép, phải đi nhà thương coi bệnh rồi mới được nghỉ.
Nếu vô ý làm hỏng việc thì bị rầy có khi lại bị “cúp” lương. Tôi đã thấy những
ông đầu bạc bị những ông chủ vào hàng con cháu, mắng một cách thậm tệ mà
cũng phải cắn răng chịu.

Còn các bà thì sáng dậy đã trễ nửa giờ cũng không sao, hôm nào muốn đi

chợ thì đi, không thì thôi, siêng thì làm, chán thì nghỉ, muốn lựa công việc nào
thì lựa. Đã đành, khi chồng con đau ốm, các bà cũng phải thức khuya, phải mệt
nhọc, và mỗi ngày, tới bữa cơm thì các món ăn cũng phải nấu xong. Nhưng
đau ốm là chuyện bất thường, còn cơm nước là chính các bà định lấy, muốn
nhiều món hay ít, tùy ý, muốn làm lấy hoặc giao cho người ở cũng được. Và
tuy cũng có những ông chồng khó tính, gắt gỏng, nhưng dù sao, bị chồng cằn
nhằn, cũng không khó chịu bằng bị người ngoài rầy mắng.

c. Bà phát huy được tài năng của bà.

Các bà lại có nhiều cơ hội phát huy sáng kiến và tài năng riêng của mình.

Phần đông các người làm công không được cái vui ấy. Tôi thích dạy toán thì
ông hiệu trưởng của tôi bắt dạy Pháp văn, hồi trước tôi thích xây cầu, đắp
đường thì người ta bắt tôi phải giữ sổ sách trong phòng giấy. Ở trường chúng
tôi học rất nhiều môn mà ra làm có được tới đâu. Sự học chuyên môn, tài riêng
của chúng tôi, có khi người ta không cần biết tới. Kẻ nào có sáng kiến thường
bị người trên dìm vì người ta không muốn kẻ dưới lại có ý mới hơn người ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.